8. Kết cấu của đề tài
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và doanh
kết khơng chính thức với các trường đại học, các cán bộ của công ty đến các trường đại học làm việc trong phịng thí nghiệm và tiến hành nghiên cứu các dự án đã ký kết [13]. Nhiều liên kết giữa doanh nghiệp được thực hiện tại các trường đại học lớn của Nhật Bản. Các doanh nghiệp của Nhật sẵn sàng đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu lớn, tìm kiếm những tài năng trong và ngồi nước bổ sung vào đội ngũ chuyên gia của doanh nghiệp Nhật Bản. Tại Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài loan, quy mô của các doanh nghiệp nhỏ không thể ký hợp đồng với các trường đại học lớn, mà họ giải quyết các vướng mắc nhờ các cơ sở nghiên cứu quy mô nhỏ hoặc nhờ các nhà khoa học độc lập [13].
Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đổi mới về cơng nghệ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tầm vươn tới trên quy mơ tồn cầu mới có thể thu thập được các thơng tin hoạt động nghiên cứu của các viện và các trường đại học có năng lực nghiên cứu. Bằng lợi thế đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các hợp đồng nghiên cứu với chi phí rẻ, kết quả tốt nhất ở nơi nào đó chứ khơng phải các cơ sở nghiên cứu xung quanh doanh nghiệp. Trong hệ thống chương trình hoạt động của các doanh nghiệp được phân loại theo ngành và được sắp xếp cho sinh viên thực tập [64]. Những năm gần đây các phương pháp tiếp cận chương trình giảng dạy đã có những bước phát triển giảm thiểu thất nghiệp bằng cách cung cấp nền tảng kiến thức và giấy chứng nhận của doanh nghiệp sau khoá đào tạo đã nhận được sự ủng hộ rất lớn trong cộng đồng sinh viên, đặc biệt là sinh viên theo lộ trình dạy ngành/nghề. Các doanh nghiệp nên tập trung đầu tư vào các hoạt động đào tạo để tăng cường khả năng tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao trong một khoảng thời gian dài.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp doanh nghiệp
- Yếu tố nhận thức về lợi ích: Là sự chia sẻ, gắn kết lợi ích giữa bên đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và bên sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao. Khi doanh nghiệp càng đánh giá cao tầm quan trọng của việc hợp tác, thì mức độ hợp tác càng cao, ngược lại tương tự với trường đại học. Song trên thực tế, quan điểm về lợi ích của mỗi bên là khác nhau, ví dụ như doanh nghiệp sẽ hướng đến nguồn nhân lực, cơng nghệ, tiết kiệm chi phí, cịn trường đại học sẽ hướng đến hỗ trợ tài chính, tiếp cận cơ sở vật chất. Xuất phát từ những động cơ
khác nhau, hay động cơ liên kết nào chiếm ưu thế trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến việc mức độ sẵn sàng tham gia hợp tác. Do đó, mức độ sẵn sàng tham gia vào hình thức hợp tác chính vì thế phụ thuộc vào nhận thức về lợi ích hợp tác.
- Yếu tố cảm nhận của doanh nghiệp về cơ sở giáo dục đại học - hay có thể gọi là cảm nhận của doanh nghiệp về trường đại học, là sự hiểu biết/đánh giá của doanh nghiệp về trường đại học như danh tiếng của trường, chương trình đào tạo của trường. Ví dụ, nếu doanh nghiệp khơng biết nhiều về các hoạt động của nhà trường do các thông tin về hoạt động này chưa được quảng bá thì rõ ràng doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được nhà trường. Như vậy, nhà trường không chỉ thực hiện công tác đào tạo, mà cũng phải chú trọng đến việc gây dựng hình ảnh của mình. Điều quan trọng là nhà trường phải đào tạo được nguồn nhân lực tốt, nắm bắt được nhu cầu doanh nghiệp thì hình ảnh của trường trong cảm nhận của doanh nghiệp mới cao.
- Động lực là những yếu tố có sẵn thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học. Những yếu tố có sẵn này xuất phát từ nhà trường (như điều kiện cơ sở vật chất, thiết kế chương trình đào tạo), hay doanh nghiệp (như khả năng tài trợ nghiên cứu), hay bản thân mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp (lâu dài, uy tín), hoặc các chính sách từ chính phủ, nhìn chung nếu các yếu tố động lực thúc đẩy này càng nhiều và càng mạnh, thì mức độ liên kết càng cao.
- Yếu tố rào cản là những cản trở quá trình hợp tác thực chất và hiệu quả. Bởi vậy, để thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp thì cần phải thực hiện các chính sách để phá vỡ những rào cản này. Yếu tố rào cản có thể là yếu tố nội tại bên trong trường đại học (như chính sách của trường không phù hợp, cấu trúc bộ máy hoạt động nhà trường không hiệu quả), hoặc bên trong doanh nghiệp (như thủ tục phức tạp, quản trị doanh nghiệp kém); và những rào cản khách quan (như khoảng cách xa, trình độ giảng viên kém, đặc thù ngành nghề đào tạo không đề cao sự hợp tác). Rào cản về sự hợp tác có thể được chia làm hai quá trình, thứ nhất là rào cản thiết lập hoạt động hợp tác (được hiểu là động lực để quyết định có hợp tác hay khơng) và thứ hai là khó khăn duy trì và phát triển hoạt động hợp tác. Ngoài ra, rào cản đối với doanh nghiệp cũng khác rào cản đối với trường đại học.