Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình hợp tác giữa trường đại học nội vụ hà nội với doanh nghiệp (Trang 42 - 46)

8. Kết cấu của đề tài

1.6. Kinh nghiệm xây dựng mơ hình hợp tác giữa Nhà trường với doanh nghiệp

1.6.2. Kinh nghiệm trong nước

(1). Mơ hình đào tạo hợp tác với doanh nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế tp Hồ Chí Minh (Trường ĐHKT - TPHCM)

Mặc dù trong thời gian qua, Việt Nam chưa thực hiện một cuộc khảo sát và phân tích cụ thể về nhu cầu nhân lực và chất lượng cần thiết của từng lĩnh vực phục vụ cho nền kinh tế quốc dân nhưng để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, Trường ĐHKT - TPHCM cũng đã có nhiều giải pháp thiết thực đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho xã hội. Mặc dù xác định đào tạo theo nhu cầu xã hội là nhiệm vụ trọng tâm song nội dung đào tạo gắn liền với thực tiễn là một nhiệm vụ được nhà trường coi trọng nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Do vậy, trong thời gian qua nhà trường đã từng bước triển khai gắn kết với doanh nghiệp với mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng đối với sản phẩm đào tạo của trường. Các hoạt động gắn kết bao gồm: Phối hợp các cơng ty, đơn vị tổ chức các khóa huấn luyện kỹ năng cho sinh viên; Phối hợp các công ty, doanh nghiệp tổ chức giảng dạy những kiến thức thực tiễn cho sinh viên trong các chương trình ngoại khóa; Tổ chức các diễn đàn, giao lưu, đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp và sinh viên; Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp; Phối hợp các công ty, đơn vị chuyên môn tổ chức các cuộc thi học thuật; Phối hợp các công ty, doanh nghiệp tổ chức

hỗ trợ về vật chất cho sinh viên; Phối hợp các công ty tổ chức các chương trình tuyển dụng thực tập cho sinh viên.

(2). Mơ hình hợp tác tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phớ Hồ Chí Minh

Để đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành thực hiện một số hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp bao gồm: (1) Hợp tác về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo; (2) Hợp tác về tổ chức thực hiện quá trình đào tạo; (3) Hợp tác đánh giá quá trình đào tạo.

Ba hoạt động hợp tác cụ thể trên có mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách rời nhau và là điều kiện bổ sung, hoàn thiện cho các hoạt động hợp tác còn lại. Việc kết hợp ba lĩnh vực này với nhau tạo nên 3 cạnh của một tam giác trong mơ hình hợp tác đào tạo và mơ hình này được tổ chức thực hiện tại doanh nghiệp hoặc tại nhà trường.

(THCB: Thực hành cơ bản; THSX: Thực hành sản xuất;THSV: Thực hành cơng việc.)

Hình 1.3. Mơ hình tổng thể mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp tại trường ĐHSPKT TPHCM

THUYẾT NHÀ TRƯỜN G THCB HÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO THUYẾT THCB DOANH NGHIỆP THSX THCV

(3). Mơ hình đào tạo kép (Dual System Training- Đức)

Đào tạo theo hệ thống kép là mơ hình đào tạo song hàn do các nhà nghiên cứu Maslankowski, Lauterbach, Hegelhemer, Zedler, Jurgen W.Mollemanncủa CHLB Đức đưa ra sau đó được nhà sư phạm người Đức Heinrich Abel sử dụng năm 1864 và phổ biến cho tới ngày hôm nay. Đây là phương pháp đào tạo phục vụ cho doanh nghiệp và cũng là mơ hình dung hịa giữa sự độc quyền dạy ngành/nghề của doanh nghiệp và quản lý nhà nước với định hướng “đào tạo toàn diện”. Lý thuyết LT TH Thi TT SX TT SX TT SX Thi

Hình 1.4. Mơ hình hóa hình thức đào tạo kép

(4).Mơ hình đào tạo tại nơi làm việc (On the Job - Traning) - Úc, Nhật

Mơ hình đào tạo tại nơi làm việc (On the job - OJT) là phương pháp đầu tiên được sử dụng để nâng cao trình độ tay ngành/nghề và gia tăng năng suất. Phương pháp này thích hợp để phát triển các kỹ năng thành thạo đồng nhất với ngành/nghề nghiệp của người học, đặc biệt cơng việc có liên quan mật thiết với việc học và đòi hỏi các thiết bị, tiện nghi cho riêng mình. Đây cũng là phương pháp quan trọng để con người thu nhận các kiến thức và kỹ năng có liên quan đến cơng việc vì nó được lập kế hoạch, tổ chức và hướng dẫn ngay tại nơi làm việc của nhân viên. Với phương pháp này, người học có thể được cơng nhận năng lực ngay lập tức tại nơi làm việc.

+ Ưu điểm

- Q trình đào tạo có thể được phân chia và lựu chọn theo thời gian thích hợp. - Người học có nhiều cơ hội trải nghiệm, thực hành và được phản hồi ngay kết quả làm việc của mình trong thời gian nhanh nhất. Qua đó, giúp người học cảm thấy tự tin đồng thời khuyến khích họ học tập và làm việc với kết quả cao hơn.

Nhà trường

- Người lao động được đào tạo trong chính mơi trường làm việc của họ, với trang thiết bị tương tự cùng với người hướng dẫn giúp họ thu thập các kinh nghiệm thực tế và các tiêu chuẩn của chính cơng việc đó.

- Nhà quản lý hay các nhà giám sát có thể đánh giá sự cải tiến và tiến bộ qua các thời kỳ và điều này giúp họ dễ dàng nhận ra các vấn đề đang xảy ra và các giải quyết nhanh nhất.

- Người học cảm thấy tự tin thấy mình làm đúng khi họ được hướng dẫn và giám sát trong q trình tiến hành cơng việc.

+ Nhược điểm

- Hiệu quả giảng dạy sẽ không đạt tiêu chuẩn nếu người đào tạo khơng có hoặc có khả năng truyền đạt kém.

- Người đào tạo có thể khơng có đủ thời gian để dạy cho người học một cách đầy đủ. Do vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với việc đào tạo kỹ năng chứ không thể đào tạo toàn diện cho người học được.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Việc hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp là yêu cầu cần thiết, đòi hỏi Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trên tinh thần chia sẻ, hỗ trợ và đơi bên cùng có lợi nhằm nâng cao kết quả đào tạo trong nhà trường. Do vậy việc xây dựng mơ hình được dựa trên nhu cầu thực tế của các bên liên quan và trên cơ sở khoa học, chức năng nhiệm vụ của mỗi bên phù hợp với pháp luật. Chất lượng đào tạo được thể hiện thông qua các chỉ số mức độ đáp ứng được yêu cầu các mục tiêu giáo dục và đào tạo ( Bên trong) và sự thõa mãn nhu cầu của người sử dụng sản phẩm giáo dục và đào tạo (Bên ngồi). Điều này được nâng cao khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua các hoạt động cụ thể về đào tạo, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ. Do vậy việc hình thành mơ hình hợp tác với doanh nghiệp nhằm xây dựng một lộ trình, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo là việc làm cần thiết giúp sinh viên được trải nghiệm nhiều hơn, dễ dàng thích ứng và đáp ứng được với những thay đổi yêu cầu của đơn vị sử dụng nhân lực. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa với người học, doanh nghiệp mà cịn góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu cho Nhà trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình hợp tác giữa trường đại học nội vụ hà nội với doanh nghiệp (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)