8. Kết cấu của đề tài
1.5. Một số phương thức hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp
Hiện nay việc hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp có thể diễn ra bằng nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc và mục tiêu, kỳ vọng của các bên trong
từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể. Thực tế có phương thức hợp tác song phương, phương thức hợp tác đa phương, phương thức hợp tác đơn phương. Tuy nhiên, để việc hợp tác được diễn ra bền chặt hơn chắc chắn phải xuất phát từ hai phía.
1.5.1. Phương thức hợp tác trong đào tạo đại học
Để đảm bảo các hoạt động hợp tác trong đào tạo thành công, phương thức hợp tác chủ yếu là hợp tác song phương và vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước là rất hạn chế. Phương thức hợp tác sẽ là khác nhau và tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi bên như:
- Hợp tác để thúc đẩy khả năng lưu chuyển của sinh viên: phương thức hợp tác này được thực hiện bằng các hỗ trợ sinh viên đi thực tập và tạo ra cơ hội giao lưu để sinh viên có cơ hội trải nghiệm nhiều góc cạnh chun mơn, nghề nghiệp trong mơi trường thực tế. Đồng thời, tăng cường phối hợp với phịng nhân sự của các cơng ty, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
- Hợp tác để thúc đẩy sự giao lưu, chia sẻ của đội ngũ giảng viên và các
nhà nghiên cứu: Với phương thức này sẽ đội ngũ giảng viên, các nhà nghiên cứu
trong trường đại học có cơ hội giao lưu hay hợp đồng làm việc ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhằm xây dựng mối quan hệ, chia sẻ quan điểm và nắm bắt thực tế chuyên môn giữa hai bên.
- Hợp tác để xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo: Phương thức hợp tác này được bắt đầu ngay từ khi các chương trình đào tạo của nhà trường được xây dựng. Các chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giúp sinh viên thích ứng tốt với địi hỏi của thị trường lao động. Chính vì vậy, nhà trường cần khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào việc xây dựng và cập nhật chương trình thơng qua các cuộc khảo sát, tọa đàm và thảo luận và trao đổi thông tin giữa hai bên. Đồng thời, nhà trường nên mời các chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp tham gia giảng dạy các học phần mang tính kỹ năng và địi hỏi thực tế cao trong chương trình đào tạo.
- Hợp tác để phát huy khả năng học tập suốt đời (Tăng cường bồi dưỡng,
cập nhật những kiến thức mới): Nhà trường cần hợp tác với doanh nghiệp để
nâng cao hiểu biết về học tập suốt đời cho cả đội ngũ giảng viên và sinh viên. Đồng thời, nhà trường cũng nên tăng cường giao tiếp với các doanh nghiệp để
nắm bắt nhu cầu cũng như lợi ích và khả năng thực hiện nhiều hình thức học tập khác nhau mà nhà trường có thể đem lại cho doanh nghiệp.
- Hợp tác để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp: Phương thức hợp tác này chủ yếu góp phần nâng cao tinh thần sáng tạo cả cho đội ngũ giảng viên và sinh viên trong nhà trường qua đó tạo động lực cho đội ngũ giảng viên và sinh viên suy nghĩ và hành động với tinh thần khởi nghiệp thông qua những con đường sáng nghiệp của doanh nghiệp và giúp họ thốt ra khỏi lối mịn tư duy.
- Hợp tác để tham gia quản trị nhà trường: Theo phương thức này, các
trường đại học cần tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình ra quyết định ở tầm lãnh đạo của mình. Để hợp tác hiệu quả hơn, trường đại học nên mời những người thành đạt trong giới doanh nghiệp tham gia vào Hội đồng Trường để giúp ích cho nhà trường về chiến lược phát triển.
Trên đây là các phương thức khác nhau trong mối hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp. Còn trên thực tế, phương thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp phổ biến là: tiếp nhận sinh viên đến thực tập, tham quan thực tế, hỗ trợ chi phí và thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập còn các mức cao hơn là: trao đổi chuyên gia, chia sẻ tri thức, công nghệ; đầu tư cho nghiên cứu, triển khai để cùng sở hữu và chuyển giao công nghệ; cùng đầu tư phát triển doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội. Do vậy, các hợp tác này còn được coi là sự hợp tác giữa hai mảng học thuật và sản xuất kinh doanh. Khi công nghệ, khoa học kỹ thật ngày càng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế thì hợp tác giữa các trường và doanh nghiệp ngày càng trở thành xu hướng tất yếu.
1.5.2. Phương thức hợp tác trong nghiên cứu khoa học
Có thể nói, hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học là hình thức hợp tác cao nhất giữa Nhà trường và doanh nghiệp. Mục đích của sự hợp tác này là hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của nhà trường cũng như sự đồng hành của nhà trường và doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án chung. Ngoài ra, trường đại học có thể chủ động giới thiệu với các doanh nghiệp những chương trình nghiên cứu có thể đem lại lợi ích trực tiếp cho các doanh nghiệp.Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động này còn rất nhiều hạn chế với đội ngũ giảng viên cũng như các nhà nghiên cứu trong các trường đại học.
- Hợp tác trong hoạt động nghiên cứu khoa học giữa Nhà trường và doanh