Phân tích tình hình tăng giảm năng suất lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 25 - 27)

Chương 1 : Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh

2.2.Phân tích tình hình tăng giảm năng suất lao động

2. Phân tích tình hình sử dụng yếu tố lao động (LĐ)

2.2.Phân tích tình hình tăng giảm năng suất lao động

* Khái niệm và các chỉ tiêu năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động tạo ra một lượng sản phẩm vật chất có ích trong một thời gian nhất định, hoặc có thời gian lao động hao phí để sản

xuất ra một sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Không ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Năng suất lao động = Số lượng sản phẩm Thời gian lao động Hoặc:

Năng suất lao động = Thời gian lao động Số lượng sản phẩm Trong đó:

- Số lượng sản phẩm có thể biểu hiện bằng thước đo hiện vật, giá trị.

- Thời gian lao động có thể tính bằng giờ, ngày, năm. Mỗi cách tính có ý nghĩa khác nhau.

+ Năng suất lao động giờ:

Năng suất lao động giờ = Giá trị sản xuất Tổng số giờ làm việc

Năng suất lao động giờ biến động phụ thuộc vào các nhân tố sau: - Do trình độ thành thạo về kỹ thuật, kỹ năng, kỹ sảo của cơng nhân.

- Do trình độ cơ giới hố, tự động hố cao hay thấp, tình trạng của máy móc thiết bị mới hay cũ.

- Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất.

- Do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, bố trí nơi làm việc, sử dụng các địn bẩy kích thích lao động …

+ Năng suất lao động ngày:

Năng suất lao động ngày = Giá trị sản xuất Tổng số ngày làm việc Hoặc:

Năng suất lao động ngày = Số giờ làm việc bình quân một ngày x

Năng suất lao động bình quân giờ

Như vậy, năng suất lao động ngày chịu ảnh hưởng bởi năng suất lao động giờ và số giờ làm việc bình quân một ngày. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày tăng lên.

Năng suất lao động năm = Giá trị sản xuất Tổng số công nhân sản xuất

Hoặc:

Năng suất lao

động năm =

Số ngày làm việc bình quân năm 1 CN x

Năng suất lao động bình quân ngày.

Như vậy, năng suất lao động năm vừa chịu ảnh hưởng bởi năng suất lao động ngày và số ngày làm việc bình quân của một công nhân trong năm. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm lớn hơn năng suất lao động ngày, chứng tỏ số ngày làm việc bình quân của một cơng nhân trong năm tăng lên.

Ta có thể biểu diễn năng suất lao động năm bằng công thức sau: Năng suất lao

động năm = Số ngày làm việc bình quân năm 1 cơng nhân x Số giờ làm việc bình qn ngày 1 cơng

nhân

x

Năng suất lao động bình qn

giờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú ý: Trong ba chỉ tiêu năng suất lao động giờ, ngày, năm thì năng suất lao động năm phản ánh đầy đủ nhất các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì vậy, năng suất lao động năm được sử dụng để phản ánh chung năng suất lao động toàn doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 25 - 27)