Phân tích định kỳ tình hình cung cấp nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 37 - 40)

Chương 1 : Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh

4.3.Phân tích định kỳ tình hình cung cấp nguyên vật liệu

4. Phân tích tình hình sử dụng ngun vật liệu

4.3.Phân tích định kỳ tình hình cung cấp nguyên vật liệu

Để thấy rõ tình hình dự trữ, cung cấp và sử dụng NVL, tác động ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm sản xuất, cần phân tích định kỳ tình hình cung cấp NVL. Mối liên hệ của 3 mặt trên được hiểu hiện qua công thức:

N = mij x qj => qj = N mij Số lượng SPSX = VL tồn kho đầu kỳ + VL mua trong kỳ - VL tồn cuối kỳ

Mức tiêu hao VL cho 1 sản phẩm

N = Ođk + Ntk + Dck

qj =

Ođk + Ntk + Dck mij

qj : Khối lượng sản phẩm j Ođk : Tồn kho đầu kì Ntk : Nhập vào trong kì Dck : Dự trữ cuối kì

mij : Mức tiêu hao nguyên vật liệu i cho một đơn vị sản phẩm j

Trong công thức trên cho thấy có 4 nhân tố của vật liệu tác động ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm. Trong đó 2 nhân tố tỷ lệ thuận với số lượng SP là

vật liệu tồn đầu kỳ và vật liệu thu mua trong kỳ, 2 nhân tố tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm là vật liệu tồn kho cuối kỳ và mức tiêu hao.

Bằng phương pháp thay thế liên hoàn chúng ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khối lượng sản phẩm sản xuất.

Ví dụ: Phân tích định kỳ tình hình cung cấp NVL qua tài liệu sau: Chỉ tiêu ĐVT KH TH  1. Lượng SPSX cái 10.000 10.500 +500 2. Tiêu hao VL/sản phẩm kg 10 9,5 -0,5 3. Tổng mức tiêu hao kg 100.000 99.750 -250 4. VL tồn kho đầu kỳ kg 1.000 1.100 +100 5. VL tồn kho cuối kỳ kg 1.500 1.450 -50 6. VL thu mua kg 100.500 100.100 -400

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng SPSX giữa TH và KH như sau:

So với KH số lượng sản phẩm thực tế tăng 500 sản phẩm là do các nhân tố: - Lượng VL tồn kho đầu kỳ thay đổi làm số lượng sản phẩm thay đổi là:

1.100 + 100.500 - 1.500

= 10.010 SP 10

Mức ảnh hưởng: 10.010 - 10.000 = +10 sản phẩm.

- Lượng VL thu mua thay đổi đã làm lượng sản phẩm thay đổi là:

1.100 + 100.100 - 1.500

= 9.970 SP 10

Mức ảnh hưởng: 9.970 - 10.010 = -40 SP

- Lượng VL tồn kho cuối kỳ thay đổi đã làm lượng sản phẩm thay đổi là: 1.100 + 100.100 - 1.450

= 9.975 SP 10

Mức ảnh hưởng: 9.975 - 9.970 = +5 SP.

- Mức tiêu hao VL thay đổi đã làm lượng sản phẩm thay đổi là:

9,5

Mức ảnh hưởng: 10.500 - 3.970 = +525 SP Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng.

10 - 40 + 5 + 525 = 500 SP.

Qua phân tích trên ta thấy, so với KH đặt ra lượng SPSX trong kỳ tăng 500 sản phẩm. Đây là biểu hiện tốt trong khâu sản xuất, để thấy rõ nguyên nhân gây nên KQ này ta đi sâu nghiên cứu từng nhân tố ảnh hưởng.

- Do VL thu mua giảm 400 kg, thực tế DN đã giảm mức tiêu hao cho 1 sản phẩm 0,5kg. Như vậy DN đã giảm lượng VL thu mua trong kỳ để giảm bớt ứ đọng vốn mà số lượng SPSX vẫn tăng so với KH và VL dự trữ cho kỳ sau vẫn đảm bảo theo kế hoạch dự kiến.

- Do VL tồn kho cuối kỳ giảm 50 kg làm số lượng sản phẩm tăng 5 sản phẩm mà vẫn không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kỳ sau, dự kiến VL dữ trữ để SX 150 sản phẩm (1500/10), thực tế dự trữ sản xuất 153 sản phẩm (1.450/9,5). Như vậy việc giảm VL tồn kho là cần thiết.

- Mức tiêu hao NVL cho 1 đvsp giảm 0,5 kg làm SPSX tăng 525 sản phẩm. Nếu chất lượng vẫn đảm bảo và DN tiêu thụ hết sản phẩm thì đây là thành tích lớn nhất mà DN đạt được trong khâu quản lý sản xuất và sử dụng VL để giảm chi phí sản xuất trong giá thành.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 37 - 40)