Phương hướng nâng cao năng suất lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 27 - 30)

Chương 1 : Khái quát chung của phân tích hoạt động kinh doanh

2.3Phương hướng nâng cao năng suất lao động

2. Phân tích tình hình sử dụng yếu tố lao động (LĐ)

2.3Phương hướng nâng cao năng suất lao động

Phân tích tình hình năng suất lao động là xem xét đánh giá sự biến động năng suất lao động giờ, ngày, năm đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động đó, nhằm đề ra biện pháp để khơng ngừng nâng cao năng suất lao động.

* Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh, cụ thể là:

- So sánh năng suất lao động giờ, ngày, năm giữa thực tế và kế hoạch, giữa thực tế năm nay với năm trước.

- So sánh tốc độ tăng (giảm) giữa các loại năng suất lao động giờ, ngày, năm để thấy những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến năng suất lao động.

* Đánh giá một số trường hợp biến động về năng suất lao động như sau:

- Xét năng suất lao động giờ.

Năng suất lao động giờ giảm là biểu hiện khơng tốt, ngun nhân ảnh hưởng đến tình hìnhh này có thể do trình độ thành thạo kỹ thuật của của cơng nhân chưa tốt, máy móc thiết bị cũ kỹ, quy cách phẩm chất nguyên vật liệu không đảm bảo.

- Xét năng suất lao động ngày:

Ta chia ra các trường hợp sau:

+ Năng suất lao động giờ tăng:

Nếu tốc độ tăng của năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày.

Nếu tốc độ tăng của năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa tốt giờ công lao động trong ngày.

+ Năng suất lao động giờ giảm: Điều này chứng tỏ giờ công lao động trong ngày tăng.

Trường hợp 2: Năng suất lao động ngày giảm.

+ Năng suất lao động giờ tăng, đìêu này chứng tỏ doanh nghiệp khơng sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày.

+ Năng suất lao động giảm:

Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, điều này cho thấy số giờ công lao động trong ngày tăng.

Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, điều này chứng tỏ số giờ công lao động trong ngày giảm.

- Xét năng suất lao động năm:

Trong q trình phân tích cũng chia ra các trường hợp tương tự như phân tích năng suất lao động ngày, như so sánh tốc độ tăng (giảm) giữa năng suất lao động năm và năng suất lao động ngày để đánh giá tình hình quản lý ngày cơng lao động ảnh hưởng đến năng suất lao động.

Trên đây đã phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng nhân tố lao động, để thấy một cách tổng quát, ta tiến hành phân tích tổng hợp ảnh hưởng của nhân tố lao động đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp thơng qua phương trình kinh tế sau:

Sản lượng sản phẩm sản xuất ra = Số NCSX bình quân x Số ngày làm việc thực tế bình quân x Số giờ làm việc thực tế bình quân 1 ngày x Năng suất lao động bình quân 1 giờ

Dựa vào phương trình kinh tế trên, dùng phương pháp số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp.

Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu sau:

Chỉ tiêu KH TH Chênh lệch

1. Giá trị sản xuất (1.000đ) 90.000 117.000 + 27.000 + 30

2. Số CNSX bình quân (người) 90 100 + 10 + 11,1

3. NSLĐ bình qn năm của cơng nhân

(1000đ) 1.000 1.170 + 170 + 17

4. Tổng số ngày làm việc của công nhân

(ngày). 24.030 27.800 + 3.770 + 15,68

5. Số ngày làm việc bình quân của 1 CN 267 278 + 11 + 3,37 6. Năng suát lao động bình quân ngày của CN

(1.000đ) 3.7453 4,2086 + 0,4633 + 12,3

7. Tổng số giờ công (giờ) 176.620,5 219.064 +42.443,5 + 24 8. Số giờ làm việc bình quân ngày của CN 7,35 7,88 + 0,53 + 7,2 9. Năng suất lao động bình quân giờ (1.000đ) 0,50956 0,534 +0,025 + 4,9

u cầu:

+ Phân tích tình hình năng suất lao động.

+ Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất .

Bài giải:

1. Phân tích tình hình năng suất lao động. a) Xét về năng suất lao động giờ:

Năng suất lao động tăng 0,025 (nghìn đồng) tăng 4,9% đây là biểu hiện tích cực, ngun nhân ảnh hưởng đến tình hình này có thể do trình độ thành thạo của cơng nhân được nâng cao, do tình hình cung ứng nguyên vật liệu tốt hơn …

b) Xét năng suất lao động ngày:

Năng suất lao động ngày tăng 0,4633 (nghìn đồng), tăng 12,3% đây là biểu hiện tốt. Tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý, sử dụng tốt thời gian làm việc trong ngày, cụ thể là số giờ làm việc bình quân tăng lên 0,53 giờ, tăng 7,2%.

c) Xét năng suất lao động năm:

Năng suất lao động năm tăng 170 (nghìn đồng), tăng 17% đây là biểu hiện tốt. Tốc độ tăng năng suất lao động năm lớn hơn năng suất lao động ngày, điều này chứng tỏ doanh nghiệp quản lý, sử dụng tốt thời gian làm việc trong năm, cụ thể là số ngày làm việc bình quân tăng 11 ngày, tăng 3,37%.

2. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố về lao động đến giá trị sản xuất .

Giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng 27.000 (nghìn đồng), nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là:

- Mức độ ảnh hưởng của số lượng CNSX.

(100 - 90) x 267 x 7,35 x 0,509567 = 10.000 (nghìn đồng) - Mức độ ảnh hưởng của số ngày làm việc bình qn một cơng nhân:

100 x (278 - 267) x 7,35 x 0,509567 = 4.120 (nghìn đồng) - Mức độ ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân một ngày:

100 x 278 x (7,88 - 7,35) x 0,509567 = 7.508 (nghìn đồng) - Mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động giờ:

100 x 278 x 7,88 (0,53409 - 0,509567) = 5.372 (nghìn đồng) Tổng hợp các nhân tố:

10.000 + 4.120 + 7.508 + 5.372 = 27.000 (nghìn đồng)

* Phân tích: Giá trị sản xuất tồn doanh nghiệp tăng 27.000 (nghìn đồng) do ảnh

hưởng tích cực của cả 4 nhân tố. Thực tế so sánh với kế hoạch số lượng CNSX tăng, số ngày làm việc bình quân năm tăng, số giờ làm việc bình quân ngày tăng, năng suất lao động bình quân giờ tăng đều làm giá trị sản xuất tăng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý tốt và toàn diện yếu tố lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 27 - 30)