3.1.1. Tình hình nhiễm sán dây ở gia súc tại một số tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
Tiến hành thu mẫu ở 286 gia súc tại Đắc Lắc, Ninh Thuận và Khánh Hòa để phân tích tình hình nhiễm sán dâỵKết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán dây của gia súc nhai lại ở các tỉnh
Tỉnh Số gia súc điều tra
(con) Số gia súc nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Đắc Lắc 82 11 13,41 Ninh Thuận 93 13 13,97 Khánh Hòa 111 17 15,31 Cộng 286 41 14,33 Hình 3.1. Trứng sán dây Moniezia sp
Tổng số gia súc được điều tra là 286 con, trong đó tỉnh Đắc Lắc là 82 con, Ninh Thuận là 93 con và Khánh Hòa là 111 con. Kết quả xét nghiệm các mẫu phân thu thập được ở các địa phương cho thấy tỷ lệ nhiễm sán dây ở các tỉnh Đắc Lắc, Ninh Thuận và Khánh Hòa lần lượt là 13,41%; 13,97%; 15,31% và tỷ lệ nhiễm chung cho 3 tỉnh là 14,33%. Như vậy tỷ lệ nhiễm sán dây ở gia súc nhai lại có sự khác nhau giữa các tỉnh, tuy nhiên sự khác nhau không rõ rệt và không có ý nghĩa về mặt thống kê sinh học (P > 0,05).
Theo chúng tôi thấy, Khánh Hòa và Ninh Thuận là 2 tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ nên các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu…) và các điều kiện kinh tế xã hội tương đối gần giống nhaụ Khí hậu và địa hình tương đối giống nhau nên mức độ phát triển và mật độ vật chủ trung gian là nhện đất thuộc họ Oribatidae cũng ít có sự khác biệt. Đồng thời tập quán và phương thức chăn nuôi cũng có những nét tương đồng. Vì vậy, mức độ lưu hành sán dây trên gia súc nhai lại ít có sự khác biệt giữa 2 tỉnh.
3.1.2. Tình hình nhiễm sán dây của gia súc nhai lại theo vùng sinh thái
Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 3.2, cho thấy đối với bò tỷ lệ nhiễm sán dây ở vùng núi là 6,62% cao hơn so với vùng đồng bằng ven biển 3,70%. Đối với dê tỷ lệ nhiễm của vùng núi là 21,95% và ở đồng bằng là 20,00%. Như vậy tỷ lệ nhiễm sán dây ở vùng núi cao hơn vùng đồng bằng ven biển tuy nhiên sự khác biệt không có nghĩa thống kê (P > 0,05). Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ gia súc nhai lại ở vùng núi có tỷ lệ nhiễm sán dây cao hơn so với vùng đồng bằng ven biển là do nhiều hộ chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền núi còn khó khăn về mặt kinh tế, vì vậy việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho gia súc chưa tốt. Điều kiện chăn nuôi kém ảnh hưởng tới sức khỏe của súc vật và sự chống đỡ bệnh tật dẫn đến súc vật dễ nhiễm bệnh hơn.
Từ đó chúng tôi thấy rằng: các cơ sở chăn nuôi và các hộ chăn nuôi gia súc nhai lại cần làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y để hạn chế tỷ lệ gia súc nhai lại nhiễm sán dâỵ Đồng thời, khi gia súc đã bị nhiễm sán dây cần phải được điều trị kịp thời và triệt để để bệnh có thể khỏi và không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của gia súc.
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây của gia súc nhai lại theo vùng sinh thái Bò Dê Cừu Vùng sinh thái ∑ ∑ ∑ ∑ (+) % ∑∑∑∑ (+) % ∑∑∑∑ (+) % Vùng núi 44 3 6,82 41 9 21,95 0 0 0 Đồng bằng ven biển 54 2 3,70 75 15 20,00 72 12 16,67
∑ = số gia súc điều tra, (+) = số gia súc nhiễm, % = tỷ lệ nhiễm
3.1.3. Tình hình nhiễm sán dây theo loài gia súc
Trong tổng số 286 con gia súc được lấy mẫu điều tra thuộc 3 tỉnh Đắc Lắc, Khánh Hòa và Ninh Thuận thì số lượng bò là 98 con, dê là 116 con và cừu là 72 con. Kết quả xét nghiệm mẫu cho thấy bò nhiễm sán dây với tỷ lệ thấp nhất (5,10%), kế đến là cừu (16,67%) và cao nhất là dê (20,68%). Như vậy ở đây có sự khác biệt lớn về tình hình nhiễm sán dây giữa bò so với dê và cừu (P < 0,05). Trong khi đó sự khác nhau giữa tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê (20,68%) và cừu (16,67%) là không rõ rệt ( P > 0,05). Bò nhiễm sán dây với tỷ lệ thấp hơn dê và cừu có thể do đặc tính miễn dịch của từng loại khác nhau, do đó mức độ cảm nhiễm với sán dây khác nhaụ Kết quả điều tra xác định tình hình nhiễm sán dây ở từng loài gia súc nhai lại được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo loài gia súc
TT Loài gia súc Số gia súc điều tra (con) Số gia súc nhiễm
(con) Tỷ lệ nhiễm (%) 1 Bò 98 5 5,10 2 Dê 116 24 20,68 3 Cừu 72 12 16,67 Cộng 286 41 14,33
Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy tỷ lệ lưu hành sán dây ở bò nuôi tại một số tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên tương đương với vùng Sao Paulo của Brazin là 4,76% (Borges và cộng sự, 2003) và thấp hơn vùng Savanah của Pháp có
tỷ lệ nhiễm là 31% (Achi và cộng sự,2003). Tỷ lệ nhiễm ở dê tương đương với các nghiên cứu ở Miền Bắc Việt Nam là 20,40% (Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự, 1997; Phan Địch Lân và cộng sự, 1998); thấp hơn so với kết quả điều tra ở Nigeria là 31% và ở Ethiopia là 32,2% (Nwosuco và cộng sự 1996; Etana Debela, 2002). Đối với cừu, tỷ lệ nhiễm sán dây theo điều tra của Earoanska và cộng sự (2005) tại Slovakia là 19,2% ; cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôị
3.1.4. Tình hình nhiễm sán dây của gia súc nhai lại theo mùa vụ
Cũng như các tỉnh Nam Trung Bộ khí hậu ở Khánh Hòa và Ninh Thuận được chia 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưạ Để đánh giá xem tình hình nhiễm sán dây của gia súc nhai lại có sự khác nhau giữa các mùa hay không chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu ở các địa phương theo mùạ Tổng số mẫu lấy vào mùa khô là 161 mẫu, mùa mưa là 125 mẫụ Số mẫu phân của bò lấy vào mùa khô là 56 và mùa mưa là 42 mẫu, số mẫu phân dê lấy vào mùa khô là 64 mẫu và mùa mưa là 52 mẫu, số mẫu phân cừu lấy vào mùa khô là 41 mẫu và mùa mưa là 31 mẫụ Kết quả xét nghiệm mẫu của từng mùa được phản ánh ở bảng 4.4:
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo mùa vụ
Mùa khô Mùa mưa
TT Loài gia súc Số gia súc điều tra Số gia súc nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số gia súc điều tra Số gia súc nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) 1 Bò 56 3 5,35 42 2 4,76 2 Dê 64 13 20,31 52 11 21,15 3 Cừu 41 6 14,63 31 6 19,35 Tổng cộng 161 22 13,66 125 19 15,20
Kết quả đánh giá ở bảng 3.4 cho thấy về mùa khô, số bò bị nhiễm sán dây là 3 con, tỷ lệ nhiễm là 5,35%; số dê bị nhiễm là 13 con, tỷ lệ nhiễm là 20,31%; số cừu bị nhiễm là 6 con với tỷ lệ là 14,63%. Tổng số gia súc nhiễm về mùa khô là 22 con và tỷ lệ nhiễm chung cho 3 loài 13,66%. Mùa khô tỷ lệ nhiễm giữa bò so với dê,
cừu có sự khác biệt (P < 0,05), giữa dê và cừu ít có sự khác biệt (P > 0,05).
Về mùa mưa số bò bị nhiễm sán dây là 2 con, tỷ lệ nhiễm là 4,76%; số dê bị nhiễm sán dây là 11 con, tỷ lệ nhiễm là 21,15%; số cừu bị nhiễm sán dây là 6 con, tỷ lệ nhiễm là 19,35%. Tổng số gia súc nhiễm về mùa mưa là 19 con, tỷ lệ nhiễm chung là 15,20%. Về mùa mưa tỷ lệ nhiễm giữa bò so với dê, cừu có sự khác biệt (P < 0,05), giữ dê và cừu ít có sự khác biệt (P > 0,05).
Bảng 3.4 cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm sán dây chung ở gia súc nhai lại vào mùa mưa (15,20%) cao hơn so với mùa khô (13,66%). Tuy nhiên, khi phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm sán dây chung cho cả 3 loài gia súc giữa mùa khô và mùa mưa là không có ý nghĩa (P > 0,05).
Xét theo từng loài gia súc, kết quả cho thấy bò nhiễm sán dây vào mùa khô là 5,35% và mùa mưa là 4,76%; Dê nhiễm sán dây vào mùa khô là 20,31% và mùa mưa là 21,15%; Cừu nhiễm sán dây vào mùa khô là 14,63% và mùa mưa là 19,35%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm sán dây ở từng loài gia súc giữa mùa khô và mùa mưa là không rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Như vậy, yếu tố khí hậu không ảnh hưởng đến tình hình nhiễm sán dây ở gia súc nhai lạị
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác biệt so với các nghiên cứu tác giả khác khi cho biết tỷ lệ nhiễm sán dây phụ thuộc vào mùa vụ.
Nguyễn Thế Hùng (1994) xác nhận quy luật mùa vụ nhiễm giun sán ở đàn dê của Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây và nông trường Đồng Mô: tỷ lệ nhiễm ở vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - Xuân.
Ảnh hưởng của mùa vụ đối với đàn dê quận Durg Chhttisgarh Ấn Độ Pathak Ạ K. và cộng sự (2008), tỷ lệ nhiễm Moniezia thay đổi theo mùa, mùa hè nhiễm
21,87%; mùa đông nhiễm 10,52%, mùa gió mùa nhiễm 16,21%.
Tỷ lệ nhiễm sán dây Moniezia ở đàn dê địa phương của tỉnh Bắc Thái (cũ),
Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (1998), tỷ lệ nhiễm Moniezia ở dê trong vụ Đông - Xuân là 12,3 - 15,4%; trong khi tỷ lệ nhiễm trong vụ Hè - Thu là 20,8 - 28,8%,
cường độ nhiễm trong vụ Hè - Thu cũng nặng hơn vụ Đông - Xuân.
Eric Panitz và cộng sự (2006) điều tra tình hình nhiễm sán dây Moniezia expansa ở cừu non từ 9/1999 - 8/2000 tại bang Croix của Mỹ cho thấy mùa mưa
(58%) tỷ lệ nhiễm cao hơn khô (44%).
Tỷ lệ nhiễm sán dây ít có sự sai khác giữa các mùa có thể do đặc điểm khí hậu của 2 tỉnh này là mùa mưa tương đối ngắn bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, trong khi đó tuổi thọ của sán dây khá dài (5 – 6 tháng). Vì vậy, gia súc có thể bị nhiễm vào mùa mưa đến mùa khô mới tìm thấy trứng trong phân hoặc ngược lại bị nhiễm vào mùa khô rồi đến mùa mưa mới tìm thấy trứng trong phân.
3.1.5. Tình hình nhiễm sán dây của gia súc nhai lại theo lứa tuổi
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển chúng tôi chia gia súc thành các nhóm tuổi và số lượng lấy mẫu như sau:
♦ Bò: • < 6 tháng (20 mẫu). • 6 - <12 tháng (30 mẫu). • > 12 tháng (48 mẫu). ♦ Dê: • < 3 tháng (23 mẫu). • 3 - < 6 tháng (26 mẫu). • 6 - <12 tháng (30 mẫu). • > 12 tháng (37 mẫu). ♦ Cừu: • < 3 tháng (16 mẫu). • 3 - < 6 tháng (16 mẫu).
• 6 - < 12 tháng (18 mẫu). • > 12 tháng (22 mẫu).
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo lứa tuổi
Loài gia súc Độ tuổi gia súc
(tháng) Số gia súc điều tra (con) Số gia súc nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) < 6 20 2 10,00 6-12 30 2 6,67 Bò > 12 48 1 2,08 > 3 23 3 13,04 3-< 6 26 8 30,76 6-12 30 10 30,00 Dê > 12 37 3 8,10 < 3 16 1 6,25 3-< 6 16 4 25,00 6-12 18 5 27,78 Cừu > 12 22 2 5,71 Tổng cộng 286 41 14,33
Kết quả đánh giá ở bảng 3.5 cho thấy dê, cừu ở độ tuổi 3-<6 tháng và độ tuổi 6 - 12 tháng có tỷ lệ nhiễm sán dây tương đối cao (từ 25,00% cho đến 30,76%), kế đến là độ tuổi <3 tháng (dê là 13,76% và cừu là 6,25%) và thấp nhất là độ tuổi >12 tháng (dê là 8,10% và cừu là 5,71%). Tuy nhiên qua thống kê sinh học chúng tôi nhận thấy sự khác nhau giữa hai nhóm tuổi 3-<6 tháng và 6 - 12 tháng là không có ý nghĩa (P>0,05), trong khi đó sự chênh lệch giữa hai nhóm tuổi trên với nhóm tuổi <3 tháng, giữa nhóm tuổi <3 tháng vời nhóm tuổi >12 tháng là có ý nghĩa (P<0,05). Tỷ lệ nhiễm sán dây ở gia súc > 12 tháng thấp, có thể do sức đề kháng, khả năng miễn dịch của gia súc ở độ tuổi này cao, do đó mức độ cảm nhiễm sán dây thấp. Mặt khác, tuổi thọ của sán dây chỉ vào khoảng 7 - 10 tháng và khi hết tuổi thọ thì sán tự đào thải ra ngoàị Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp về
biến động nhiễm sán dây theo độ tuổi với kết quả nghiên cứu của Phan Địch Lân và cộng sự (1998) khi cho biết tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê vùng núi phía Bắc tăng dần tử 5 - 8 tháng, sau đó giảm dần.
Từ kết quả điều tra cũng cho ta biết được sự ảnh hưởng của tuổi gia súc và tỷ lệ nhiễm sán dây Moniezia để từ đó có biện pháp phòng và điều trị bệnh sán dây có hiệu quả.
3.2. XÁC ĐịNH THÀNH PHẦN LOÀI SÁN DÂY BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHUỘM CÁC MIN NHUỘM CÁC MIN
Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu sán dây (con) ở bò, dê, cừu qua mổ khám ở các địa điểm thuộc tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Đắc Lắc. Mẫu sán dây được bảo quản ở cồn 700 trước khi tiến hành nhuộm Các min và phân loạị Số lượng mẫu đã thu thập được là 87 mẫu, trong đó mẫu ở bò là 30 con, dê là 29 con và cừu là 28 con. Việc phân loại sán dây được căn cứ vào hình thái, cấu tạo thao khóa định loại của Phan Thế Việt và cộng sự (1977). Kết quả được trình bày ở hình 3.2 và bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả xác định loài sán dây ở bò, dê, cừu bằng phương pháp nhuộm Các min
Trong đó
TT Loài gia súc Tổng số mẫu sán
dây phân loại (con) Moniezia
expansa Moniezia benedeni Moniezia sp 1 Bò 30 2 20 8 2 Dê 29 22 2 5 3 Cừu 28 21 3 4 87 45 25 17
Kết quả phân tích ở bảng 3.6 cho thấy đã xác định được 2 loài sán dây là
Moniezia expansa và Moniezia benedeni kí sinh ở cả 3 loài gia súc nhai lại (bò, dê,
cừu) nuôi tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Đắc Lắc. Ở bò, trong tổng số 30 mẫu thì có 20 mẫu thuộc loài Moniezia benedeni chiếm tỷ lệ 66,67%, 2 mẫu thuộc loài Moniezia expansa chiếm tỷ lệ 6,67% và 8 mẫu chưa xác định rõ loài chiếm tỷ lệ 26,67% .Ở dê, trong tổng số 29 mẫu thì có 22 mẫu thuộc loài Moniezia expansa chiếm tỷ lệ 75,86%, 2 mẫu thuộc loài Moniezia benedeni chiếm tỷ lệ 6,89% và 5
mẫu chưa xác định rõ loài chiếm tỷ lệ 17,24%. Tương tự ở cừu trong tổng số 28 mẫu đã phân loại thì có 21 mẫu thuộc loài Moniezia expansa chiếm tỷ lệ 75%, 3
mẫu thuộc loài Moniezia benedeni chiếm tỷ lệ 10,71% và 4 mẫu không xác định rõ loài chiếm tỷ lệ 14,28%. Kết quả đã nêu ở trên cho chúng tôi nhận xét là: ở bò loài
Moniezia benedeni chiếm ưu thế so với loài Moniezia expansa; ở dê và cừu thì phần
lớn các mẫu được phân loại là Moniezia expansạ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước khi cho biết có 2 loài sán dây kí sinh ở động vật nhai lại là
Moniezia expansa và Moniezia benedeni. Trong hai loài kể trên thì loại Moniezia expansa thường thấy ở các loài động vật nhai lại nhỏ là dê và cừu; trong khi đó loài Moniezia benedeni thường gặp ở gia súc nhai lại lớn là bò ( Phan Thế Việt và cộng
2003; Munib và cộng sự , 2004). Năm 2001, Borges và cộng sự cho biết vùng Sao Paulo của Brazin nhiễm một loài sán dây là Moniezia benedeni với tỷ lệ là 4,76%. Kết quả điều tra của Munib và cộng sự (2006) cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm các loài sán dây trên đàn cừu ở Pakistan: tỷ lệ nhiễm M. expansa là 71,3% trong khi đó M. benedeni là 2,17%. Bên cạnh số mẫu đã xác định được loài bằng phương pháp nhuộm Các min còn có một số mẫu không xác định được do không thấy tuyến giữa đốt (interproglottidal glands). Số mẫu này sẽ được dùng kỹ thuật PCR để xác định loàị Các loài sán dây thu thập được ở bò, dê, cừu có một số đặc điểm cấu tạo