Tình hình nhiễm sán dây của gia súc nhai lại theo mùa vụ

Một phần của tài liệu sử dụng kỹ thuật pcr để phân loại sán dây moniezia nhiễm gia súc ăn cỏ (Trang 50 - 52)

Cũng như các tỉnh Nam Trung Bộ khí hậu ở Khánh Hòa và Ninh Thuận được chia 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưạ Để đánh giá xem tình hình nhiễm sán dây của gia súc nhai lại có sự khác nhau giữa các mùa hay không chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu ở các địa phương theo mùạ Tổng số mẫu lấy vào mùa khô là 161 mẫu, mùa mưa là 125 mẫụ Số mẫu phân của bò lấy vào mùa khô là 56 và mùa mưa là 42 mẫu, số mẫu phân dê lấy vào mùa khô là 64 mẫu và mùa mưa là 52 mẫu, số mẫu phân cừu lấy vào mùa khô là 41 mẫu và mùa mưa là 31 mẫụ Kết quả xét nghiệm mẫu của từng mùa được phản ánh ở bảng 4.4:

Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo mùa vụ

Mùa khô Mùa mưa

TT Loài gia súc Số gia súc điều tra Số gia súc nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số gia súc điều tra Số gia súc nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) 1 56 3 5,35 42 2 4,76 2 64 13 20,31 52 11 21,15 3 Cừu 41 6 14,63 31 6 19,35 Tổng cộng 161 22 13,66 125 19 15,20

Kết quả đánh giá ở bảng 3.4 cho thấy về mùa khô, số bò bị nhiễm sán dây là 3 con, tỷ lệ nhiễm là 5,35%; số dê bị nhiễm là 13 con, tỷ lệ nhiễm là 20,31%; số cừu bị nhiễm là 6 con với tỷ lệ là 14,63%. Tổng số gia súc nhiễm về mùa khô là 22 con và tỷ lệ nhiễm chung cho 3 loài 13,66%. Mùa khô tỷ lệ nhiễm giữa bò so với dê,

cừu có sự khác biệt (P < 0,05), giữa dê và cừu ít có sự khác biệt (P > 0,05).

Về mùa mưa số bò bị nhiễm sán dây là 2 con, tỷ lệ nhiễm là 4,76%; số dê bị nhiễm sán dây là 11 con, tỷ lệ nhiễm là 21,15%; số cừu bị nhiễm sán dây là 6 con, tỷ lệ nhiễm là 19,35%. Tổng số gia súc nhiễm về mùa mưa là 19 con, tỷ lệ nhiễm chung là 15,20%. Về mùa mưa tỷ lệ nhiễm giữa bò so với dê, cừu có sự khác biệt (P < 0,05), giữ dê và cừu ít có sự khác biệt (P > 0,05).

Bảng 3.4 cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm sán dây chung ở gia súc nhai lại vào mùa mưa (15,20%) cao hơn so với mùa khô (13,66%). Tuy nhiên, khi phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm sán dây chung cho cả 3 loài gia súc giữa mùa khô và mùa mưa là không có ý nghĩa (P > 0,05).

Xét theo từng loài gia súc, kết quả cho thấy bò nhiễm sán dây vào mùa khô là 5,35% và mùa mưa là 4,76%; Dê nhiễm sán dây vào mùa khô là 20,31% và mùa mưa là 21,15%; Cừu nhiễm sán dây vào mùa khô là 14,63% và mùa mưa là 19,35%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm sán dây ở từng loài gia súc giữa mùa khô và mùa mưa là không rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Như vậy, yếu tố khí hậu không ảnh hưởng đến tình hình nhiễm sán dây ở gia súc nhai lạị

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác biệt so với các nghiên cứu tác giả khác khi cho biết tỷ lệ nhiễm sán dây phụ thuộc vào mùa vụ.

Nguyễn Thế Hùng (1994) xác nhận quy luật mùa vụ nhiễm giun sán ở đàn dê của Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây và nông trường Đồng Mô: tỷ lệ nhiễm ở vụ Hè - Thu cao hơn vụ Đông - Xuân.

Ảnh hưởng của mùa vụ đối với đàn dê quận Durg Chhttisgarh Ấn Độ Pathak Ạ K. và cộng sự (2008), tỷ lệ nhiễm Moniezia thay đổi theo mùa, mùa hè nhiễm

21,87%; mùa đông nhiễm 10,52%, mùa gió mùa nhiễm 16,21%.

Tỷ lệ nhiễm sán dây Moniezia ở đàn dê địa phương của tỉnh Bắc Thái (cũ),

Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (1998), tỷ lệ nhiễm Moniezia ở dê trong vụ Đông - Xuân là 12,3 - 15,4%; trong khi tỷ lệ nhiễm trong vụ Hè - Thu là 20,8 - 28,8%,

cường độ nhiễm trong vụ Hè - Thu cũng nặng hơn vụ Đông - Xuân.

Eric Panitz và cộng sự (2006) điều tra tình hình nhiễm sán dây Moniezia expansa ở cừu non từ 9/1999 - 8/2000 tại bang Croix của Mỹ cho thấy mùa mưa

(58%) tỷ lệ nhiễm cao hơn khô (44%).

Tỷ lệ nhiễm sán dây ít có sự sai khác giữa các mùa có thể do đặc điểm khí hậu của 2 tỉnh này là mùa mưa tương đối ngắn bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, trong khi đó tuổi thọ của sán dây khá dài (5 – 6 tháng). Vì vậy, gia súc có thể bị nhiễm vào mùa mưa đến mùa khô mới tìm thấy trứng trong phân hoặc ngược lại bị nhiễm vào mùa khô rồi đến mùa mưa mới tìm thấy trứng trong phân.

Một phần của tài liệu sử dụng kỹ thuật pcr để phân loại sán dây moniezia nhiễm gia súc ăn cỏ (Trang 50 - 52)