XÁC ĐịNH THÀNH PHẦN LOÀI SÁN DÂY BẰNG PHƯƠNG

Một phần của tài liệu sử dụng kỹ thuật pcr để phân loại sán dây moniezia nhiễm gia súc ăn cỏ (Trang 54 - 57)

NHUỘM CÁC MIN

Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu sán dây (con) ở bò, dê, cừu qua mổ khám ở các địa điểm thuộc tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Đắc Lắc. Mẫu sán dây được bảo quản ở cồn 700 trước khi tiến hành nhuộm Các min và phân loạị Số lượng mẫu đã thu thập được là 87 mẫu, trong đó mẫu ở bò là 30 con, dê là 29 con và cừu là 28 con. Việc phân loại sán dây được căn cứ vào hình thái, cấu tạo thao khóa định loại của Phan Thế Việt và cộng sự (1977). Kết quả được trình bày ở hình 3.2 và bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả xác định loài sán dây ở bò, dê, cừu bằng phương pháp nhuộm Các min

Trong đó

TT Loài gia súc Tổng số mẫu sán

dây phân loại (con) Moniezia

expansa Moniezia benedeni Moniezia sp 1 30 2 20 8 2 29 22 2 5 3 Cừu 28 21 3 4 87 45 25 17

Kết quả phân tích ở bảng 3.6 cho thấy đã xác định được 2 loài sán dây là

Moniezia expansa và Moniezia benedeni kí sinh ở cả 3 loài gia súc nhai lại (bò, dê,

cừu) nuôi tại các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Đắc Lắc. Ở bò, trong tổng số 30 mẫu thì có 20 mẫu thuộc loài Moniezia benedeni chiếm tỷ lệ 66,67%, 2 mẫu thuộc loài Moniezia expansa chiếm tỷ lệ 6,67% và 8 mẫu chưa xác định rõ loài chiếm tỷ lệ 26,67% .Ở dê, trong tổng số 29 mẫu thì có 22 mẫu thuộc loài Moniezia expansa chiếm tỷ lệ 75,86%, 2 mẫu thuộc loài Moniezia benedeni chiếm tỷ lệ 6,89% và 5

mẫu chưa xác định rõ loài chiếm tỷ lệ 17,24%. Tương tự ở cừu trong tổng số 28 mẫu đã phân loại thì có 21 mẫu thuộc loài Moniezia expansa chiếm tỷ lệ 75%, 3

mẫu thuộc loài Moniezia benedeni chiếm tỷ lệ 10,71% và 4 mẫu không xác định rõ loài chiếm tỷ lệ 14,28%. Kết quả đã nêu ở trên cho chúng tôi nhận xét là: ở bò loài

Moniezia benedeni chiếm ưu thế so với loài Moniezia expansa; ở dê và cừu thì phần

lớn các mẫu được phân loại là Moniezia expansạ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước khi cho biết có 2 loài sán dây kí sinh ở động vật nhai lại là

Moniezia expansa và Moniezia benedeni. Trong hai loài kể trên thì loại Moniezia expansa thường thấy ở các loài động vật nhai lại nhỏ là dê và cừu; trong khi đó loài Moniezia benedeni thường gặp ở gia súc nhai lại lớn là bò ( Phan Thế Việt và cộng

2003; Munib và cộng sự , 2004). Năm 2001, Borges và cộng sự cho biết vùng Sao Paulo của Brazin nhiễm một loài sán dây là Moniezia benedeni với tỷ lệ là 4,76%. Kết quả điều tra của Munib và cộng sự (2006) cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm các loài sán dây trên đàn cừu ở Pakistan: tỷ lệ nhiễm M. expansa là 71,3% trong khi đó M. benedeni là 2,17%. Bên cạnh số mẫu đã xác định được loài bằng phương pháp nhuộm Các min còn có một số mẫu không xác định được do không thấy tuyến giữa đốt (interproglottidal glands). Số mẫu này sẽ được dùng kỹ thuật PCR để xác định loàị Các loài sán dây thu thập được ở bò, dê, cừu có một số đặc điểm cấu tạo như sau:

- Loài Moniezia expansa: đầu có 4 giác bám, đỉnh đầu không có móc. Chiều ngang của đốt cổ, đốt thân và đốt già lớn hơn chiều dàị Đốt ở thân sán có tử cung dạng hình ống, tuyến giữa các đốt tập hợp lại như hình hoa thị cả ở mặt lưng và mặt bụng. Đốt già của sán có tử cung dạng túi, phân thùy và chứa đầy trứng, trứng có bộ phận khí quan hình quả lê.

Hình 3.3. Tuyến giữa đốt của loài Moniezia expansa

- Loài Moniezia benedeni: đặc điểm cấu tạo giống như loài Moniezia expansa, tuy nhiên tuyến giữa đốt có dạng hình vạch ở chính giữa bờ dưới của đốt

Hình 3.4. Tuyến giữa đốt của loài Moniezia benedeni

Một phần của tài liệu sử dụng kỹ thuật pcr để phân loại sán dây moniezia nhiễm gia súc ăn cỏ (Trang 54 - 57)