Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 3.2, cho thấy đối với bò tỷ lệ nhiễm sán dây ở vùng núi là 6,62% cao hơn so với vùng đồng bằng ven biển 3,70%. Đối với dê tỷ lệ nhiễm của vùng núi là 21,95% và ở đồng bằng là 20,00%. Như vậy tỷ lệ nhiễm sán dây ở vùng núi cao hơn vùng đồng bằng ven biển tuy nhiên sự khác biệt không có nghĩa thống kê (P > 0,05). Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ gia súc nhai lại ở vùng núi có tỷ lệ nhiễm sán dây cao hơn so với vùng đồng bằng ven biển là do nhiều hộ chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền núi còn khó khăn về mặt kinh tế, vì vậy việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho gia súc chưa tốt. Điều kiện chăn nuôi kém ảnh hưởng tới sức khỏe của súc vật và sự chống đỡ bệnh tật dẫn đến súc vật dễ nhiễm bệnh hơn.
Từ đó chúng tôi thấy rằng: các cơ sở chăn nuôi và các hộ chăn nuôi gia súc nhai lại cần làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y để hạn chế tỷ lệ gia súc nhai lại nhiễm sán dâỵ Đồng thời, khi gia súc đã bị nhiễm sán dây cần phải được điều trị kịp thời và triệt để để bệnh có thể khỏi và không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của gia súc.
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán dây của gia súc nhai lại theo vùng sinh thái Bò Dê Cừu Vùng sinh thái ∑ ∑ ∑ ∑ (+) % ∑∑∑∑ (+) % ∑∑∑∑ (+) % Vùng núi 44 3 6,82 41 9 21,95 0 0 0 Đồng bằng ven biển 54 2 3,70 75 15 20,00 72 12 16,67
∑ = số gia súc điều tra, (+) = số gia súc nhiễm, % = tỷ lệ nhiễm
3.1.3. Tình hình nhiễm sán dây theo loài gia súc
Trong tổng số 286 con gia súc được lấy mẫu điều tra thuộc 3 tỉnh Đắc Lắc, Khánh Hòa và Ninh Thuận thì số lượng bò là 98 con, dê là 116 con và cừu là 72 con. Kết quả xét nghiệm mẫu cho thấy bò nhiễm sán dây với tỷ lệ thấp nhất (5,10%), kế đến là cừu (16,67%) và cao nhất là dê (20,68%). Như vậy ở đây có sự khác biệt lớn về tình hình nhiễm sán dây giữa bò so với dê và cừu (P < 0,05). Trong khi đó sự khác nhau giữa tỷ lệ nhiễm sán dây ở dê (20,68%) và cừu (16,67%) là không rõ rệt ( P > 0,05). Bò nhiễm sán dây với tỷ lệ thấp hơn dê và cừu có thể do đặc tính miễn dịch của từng loại khác nhau, do đó mức độ cảm nhiễm với sán dây khác nhaụ Kết quả điều tra xác định tình hình nhiễm sán dây ở từng loài gia súc nhai lại được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán dây theo loài gia súc
TT Loài gia súc Số gia súc điều tra (con) Số gia súc nhiễm
(con) Tỷ lệ nhiễm (%) 1 Bò 98 5 5,10 2 Dê 116 24 20,68 3 Cừu 72 12 16,67 Cộng 286 41 14,33
Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy tỷ lệ lưu hành sán dây ở bò nuôi tại một số tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên tương đương với vùng Sao Paulo của Brazin là 4,76% (Borges và cộng sự, 2003) và thấp hơn vùng Savanah của Pháp có
tỷ lệ nhiễm là 31% (Achi và cộng sự,2003). Tỷ lệ nhiễm ở dê tương đương với các nghiên cứu ở Miền Bắc Việt Nam là 20,40% (Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự, 1997; Phan Địch Lân và cộng sự, 1998); thấp hơn so với kết quả điều tra ở Nigeria là 31% và ở Ethiopia là 32,2% (Nwosuco và cộng sự 1996; Etana Debela, 2002). Đối với cừu, tỷ lệ nhiễm sán dây theo điều tra của Earoanska và cộng sự (2005) tại Slovakia là 19,2% ; cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôị