3. Hệ thống tiền tệ quốc tế
1.2. Bản chất và tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và tồn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nƣớc thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối. - Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tếđƣợc thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau:
+ Là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp của các nƣớc đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình về một trật tự cơng bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cƣờng quốc kinh tế và các công ty xuyên quốc gia.
+ Là q trình xóa bỏ từng bƣớc và từng phần các rào cản về thƣơng mại và đầu tƣ giữa các quốc gia theo hƣớng tự do hóa kinh tế.
+ Một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia, nhƣng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và phƣơng thức quản lý vĩ mô.
+ Tạo dựng các nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. + Tạo điều kiện mở rộng thịtrƣờng, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiệm quản lý.
1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan
Để phát triển hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh các chính sách theo hƣớng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ các rào cản thƣơng mại, tạo điều kiện cho việc lƣu chuyển các nguồn lực và hàng hóa tiêu dùng giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi hơn, thơng thống hơn. Chính vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hƣớng khách quan.