Đặc trưng phi trực quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp (Ngành Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp) (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.2. Văn hóa Doanh nghiệp

1.2.3.2. Đặc trưng phi trực quan

Nhận thức và sựthay đổi nhận thức diễn ra thường xuyên trong mỗi cá nhân, chúng rất khó nhận thấy bằng những biểu hiện trực quan; chúng chỉ có thể cảm nhận được thông qua những biểu hiện về trạng thái tình cảm và hành vi.

Các biểu trưng phi trực quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức

độ nhận thức đạt được ở các thành viên và những người hữu quan vềvăn hóa

cơng ty.

Tùy theo mức độ nhận thức, trạng thái biểu cảm và tính chủđộng trong hành vi, các biểu trưng phi trực quan có thể được chia thành bốn cấp độ từ

thấp đến cao là:

Giá trị: biết những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ;

Thái độ: hiểu được ý nghĩa của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ;

Niềm tin: thấy được lợi ích, giá trị của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủđối với bản thân và mọi người.

Nguyên tắc: coi việc thưc hiện của những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần thực hiện, những quy định cần tuân thủ là cách hành động đúng đắn, tốt nhất đối với bản thân.

Tùy thuộc vào mức độ chuyển hóa về nhận thức, hành vi sẽ được thực hiện với mức độ chủ động khác nhau. Ở cấp độ thấp, tính chủ động cịn ít, hành vi cịn thụđộng. Ở mức độ cao, nhận thức đã được chuyển hóa thành nội lực (động lc), vì vậy con người ý thức và tự giác, tự chủhơn khi hành động. Giá trị: chấp nhận những gì yêu cầu phải làm, miễn cưỡng, hành động khi cần thiết.

Thái độ: bắt đầu có sự phán xét, dè dặt, trải nghiệm, chiêm nghiệm, đôi

lúc thử nghiệm, phản ứng;

Niềm tin: ý thức được định hình, tích cực, nhiệt tình, hăng hái, tự giác. Ngun tắc: hình thành thói quen, cân bằng, kiểm sốt, trở thành nếp sống hàng ngày của bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp (Ngành Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp) (Trang 30 - 31)