Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp (Ngành Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp) (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

3.2.1. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp

Vai trị

Văn hóa ứng xử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thành cơng hơn: khi

ứng, lúc đó sẽ đạt được những kết quả chắc chắn hơn, dễ dàng thành cơng

hơn.

Văn hóa ứng xử làm đẹp thêm hình tượng doanh nghiệp: cách cư xử

của cấp trên và cấp dưới trong nội bộ doanh nghiệp có tác động qua lại với nhau trên tinh thần hợp tác thiện chí cùng phản ứng tích cực như nhau trước vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp. Nếu mối quan hệ này được kết hợp hài hòa với mục tiêu vì lợi ích chung của doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh

đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước và làm đẹp thêm hình tượng của cơng ty.

Văn hóa ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên: mọi người nhận được sự tín nhiệm và hỗ trợ cần thiết dựa trên những giá trị

chuẩn mực đã được thiết lập của doanh nghiệp để chủ động tiến hành cơng việc được giao phó, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân cao hơn về công việc, quan hệ trên dưới hài hịa, được chia sẻ thơng tin để có cơ hội tham gia sâu

hơn vào các quyết định của doanh nghiệp.

Biểu hiện của văn hóa ứng xử: cấp trên, cấp dưới

Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm cơng khai, bình đẳng, cạnh

tranh, đúng ngườiđúng chỗ. Việc dùng người đúng chỗ để phát huy được sở

trường của họ đóng vai trị hết sức quan trọng. Người lãnh đạo dùng đúng người, đúng việc sẽ phát huy được tài năng của người đó, tạo cho họ có niềm say mê trong cơng việc đồng thời tạo khơng khí phấn khích cho người khác.

Chế độ thưởng phạt công minh: khi thực hiện cơng việc quản lý địi hỏi người lãnh đạo phải có khiển trách, khen thưởng. Sự thành cơng chỉ có thể đạt được khi bạn đã nỗ lực hết mình, từ đó có thể thấy việc khen thưởng những người có cố gắng trong cơng việc là cần thiết. Việc phê bình và chê trách nhân viên cũng địi hỏi phải có nghệ thuật, thực hiện theo các bước: khẳng định, chê trách và cuối cùng là khích lệ.

Thu phục được nhân viên dưới quyền: khi đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu, người quản lý làm cho nhân viên dưới quyền tuân theo với một thái độ chấp nhận vui vẻ thì mới gọi là thành cơng.

Khen thưởng là một nghệ thuật: sử dụng lời khen hiệu quả sẽ có tác dụng khơi dậy tinh thần làm việc của nhân viên.

Quan tâm đến thơng tin phản hồi từ phía nhân viên: tâm lý làm việc của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến khơng khí làm việc chung trong cơng ty, có ảnh hưởng tới chính khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh trong

ngành mà công ty đang hoạt động.

Quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên nhưng khơng nên q

tị mị. Đã là cấp trên phải tâm lý, giỏi vận dụng các yếu tố đánh vào tình cảm để khích lệ sự nhiệt tình làm việc của cấp dưới khiến họ làm việc hết mình.

Xử lý những tình huống căng thẳng, xung đột có hiệu quả. Trong phân

xưởng cũng như tại văn phịng làm việc ln xuất hiện những tình huống căng thẳng. Để xử lý, các lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức là người đóng vai trị lớn, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cá nhân và nhà quản lý trong doanh nghiệp.

Biểu hiện của văn hóa ứng xử: cấp dưới - cấp trên

Cấp dưới cần biết cách thể hiện vai trị của mình trước cấp trên. Nhân

viên phải biết lãnh đạo mong đợi gì để đáp ứng một cách tốt nhất.

Tơn trọngvà cư xử đúng mực với cấp trên: khi có những ý kiến xung

đột với cấp trên khi đưa ra ý kiến, là cấp dưới bạn phải cố gắng làm cho cấp trên thay đổi quan điểm và đánh giá cao hơn ý kiến bạn đề xuất. Và để đạt được điều đó thì bạn phải hiểu cấp trên đang mong đợi gì, từ đó lựa chọn cách đưa ra ý kiến, dẫn dắt nó về điều mà cấp trên quan tâm với một thái độ đúng mực, tôn trọng.

Làm tốt cơng việc của mình: khi bạn làm tốt công việc của bạn nghĩa

làm bạn đang làm lợi cho cơng ty và cấp trên của mình. Khơng một ơng chủ

nào, lãnh đạo nào lại đánh giá thấp về bạn nếu bạn làm việc có trách nhiệm, hồn thành tốt cơng việc được giao.

Chia sẻ, tán dương: hãy để cấp trên tán dương nhữngviệc bạn đã, đang và sẽ làm. Hãy cố gắng để cấp trên nhận ra những hiệu quả mà bạn đang đạt được trong công việc và khen thưởng cho bạn xứng đáng. Nhưng không nên giành lấy ánh hào quang đó cho riêng mình mà hãy cùng chia sẻ thành cơng với cấp trên của bạn.

Nhiệt tình: hãy cố gắng hồn thành nhiệm vụ của mình hồn hảo hơn sự kỳ vọng của cấp trên, bên cạnh đó hãy chấp nhận thử thách mới để tìm ra

những điểm mạnhcủa bạn.

Biểu hiện của văn hóa ứng xử giữa cácđồng nghiệp

Sự lơi cuốn lẫn nhau: qua giao tiếp có thể cảm nhận được nhân cách của nhau, tìm được sự tương đồng về thái độ làm việc... từ đó xây dựng được các mối quan hệ tốt sẽ có lợi cho hoạt động chung của doanh nghiệp.

Xây dựng thái độ cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau: bình đẳng trong lao động và xử sự, khơng tỏ ra hơn người; năng động, khẩn trương, trung thực chứ không thủ đoạn; đồng cảm mà không được ba phải.

Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp: cơ sở lâu dài trong việc xây dựng tình bằng hữu trong nội bộ doanh nghiệp tùy thuộc rất lớn vào văn hóa doanh nghiệp và cơ chế cạnh tranh về lợi ích mà doanh nghiệp đã áp dụng. Việc sử dụng con người thếnào, coi cái gì là quan trọng trong đối nhân xử thế của các

nhà lãnh đạo doanh nghiệp là tác nhân trực tiếp hình thành nên quan hệ bằng hữu, thân ái, tin cậy nhau trong nội bộ doanh nghiệp.

Biểu hiện của văn hóa ứng xử: cơng việc

Tôn trọng lĩnh vực của người khác: mỗi người được phân công phụ trách một lĩnh vực trong cơng ty, vì vậy khơng nên tham gia vào lĩnh vực của người khác, phải tôn trọng lĩnh vực của họ.

Mở rộng kiến thức của bạn: có ý thức học và biết học cách ứng xử. Học giúp chúng ta ứng xử một cách linh hoạt đóng góp tích cực cho cơng việc của cá nhân mình và cho doanh nghiệp.

Tơn trọng giờ giấc làm việc: đã đi làm trong doanh nghiệp chúng ta phải tôn trọng giờ giấc, hãy làm việc hết mình vì cơng việc được giao.

Thực hiện cơng việc đúng tiến độ: hãy bao quát công việc và cẩn thận kiểm tra để chắc chắn công việc đang trôi chảy với phương pháp mà bạn đã lên kế hoạch.

Lắng nghe: cách học hỏi tốt nhất là lắng nghe. Lắng nghe để biết những

điều mà mình chưa biết, nghe ý kiến của người khác để tạo cho mình kiến

thức, hãy lắng nghe mặt mạnh và mặt yếu của một vấn đề, đồng thời hãy quan tâm về những phương pháp mà đồng nghiệp của mình tin vào đó có nghĩa là bạn đã giành được sự trung thành của họ, và họ sẵn sàng giúp đỡ hết lòng khi bạn cần.

Làm việc siêng năng: hãy sẵn sàng vui vẻ, làm thêm những nhiệm vụ mới và sáng tạo nhiều hơn điều mà người khác trông chờ. Đừng chỉ hài lịng với cơng việc của bạn, hãy tìm những lĩnh vực mà bạn có thể làm tốt hơn và tự mình làm cho mình có giá trị hơn.

Giải quyết vấn đề riêng: khi bạn trình bày một vấn đề, cũng nên đưa ra

giải pháp có thể thực hiện được. Đừng nên phàn nàn về những nguyên tắc

không thể thay đổi được đồng thời khơng nên đổ lỗi cho người khác khi mình mắc lỗi, bằng cách làm việc tích cực hơn để đảm bảo sai lầm đó khơng xảy ra nữa.

Những điều cần tránh trong vănhóa ứng xử nội bộ doanh nghiệp Đối với nhà lãnh đạo:

Không biết cách dùng người. Dùng người chỉ vì thân quen. Ganh ghét người hiền tài.

Khơng chú ý nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Không chú ý giữa kết cấu nhân lực hợp lý và đa dạng hóa. Thiếu tầm nhìn chiến lược.

Độc đốn chun quyền, tập quyền quá mức.

Đối với nhân viên:

Lạm dụng việc nghỉ ốm. Ý thức vệ sinh kém. Tự do quá trớn. Thông tấn xã vỉa hè.

Sử dụng điện thoại (nghe, chơi game..) quá nhiều trong giờ làm việc.

Giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờlàm việc. Luôn miệng kêu ca phàn nàn.

Trong quan hệ đồng nghiệp:

Có thái độ ganh đua khơng lành mạnh.

Thái độ co mình, khép kín, tách mình ra khỏi cộng đồng.

Độc tài, bảo thủ khi giải quyết công việc.

Làm hộ phần việc của người khác.

Cư xử với đồng nghiệp với thái độ kề cà, thiếu tôn trọng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp (Ngành Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp) (Trang 66 - 71)