Bản sắc văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp (Ngành Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp) (Trang 65 - 66)

CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3.1. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp

Theo tác giả Minh Chi: “Bản” là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật. “Sắc” là thể hiện ra ngồi. Nói bản sắc văn hóa tức là nói những giá trị cốt lõi, căn bản, hạt nhân của một dân tộc, một tổ chức, nhóm người, một cá nhân. Nói những giá trị hạt nhân tức là khơng phải nói đến tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, sâu sắc

nhất đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi hoạt động, giao tiếp, hành vi ứng xử

hàng ngày của những người mang nó”.

Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII

cũng đã chỉ rõ: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vữngnhững tinh

ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước....Bản sắc văn hóa dân tộc cịn

đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính độc đáo.

Bản sắc văn hóa doanh nghiệp (hay bản sắc riêng mang triết lý văn hóa của doanh nghiệp) là những biểu hiện đặc trưng về phong cách hành động và hành vi của tổ chức thể hiện những giá trị và triết lý hành động đã được lựa chọn để theo đuổi. Bản sắc văn hóa của một doanh nghiệp được thể hiện thơng

qua hành vi của các thành viên và là dấu hiệu thể hiện sự thống nhất trong

nhận thức và hành động ở mức độ cao khi thể hiện các giá trị và triết lý chủ đạo của doanh nghiệp.

Quan điểm và hành vi đạo đức của người lãnh đạo có thể được truyền

đến các thành viên khác theo nhiều con đường khác nhau, như qua các bài

phát biểu, các ấn phẩm, các tuyên bố về chính sách và đặc biệt là qua hành vi của người lãnh đạo. Một khi những người lãnh đạo đều thể hiện sự nhất quán trong việc tôn trọng sự công bằng và trung thực trong kinh doanh, chúng sẽ

trở thành tài sản chính yếu của doanh nghiệp và được mọi thành viên khác

cùng tôn trọng. Bản sắc không chỉ là nhận thức và mong muốn. Bản sắc thể hiện trong hành động của tổ chức, hành vi của cá nhân. Nhân tố quan trọng bậc nhất trong quá trình lựa chọn các giá trị, triết lý và thể hiện chúng thành hành động là vai trò tiên phong của những người lãnh đạo, những nhân cách then chốt, những người ở vị trí quản lý cấp cao trong việc thể hiện sự cam kết, sự chỉ đạo sát sao và sự gương mẫu trong việc thực hành các giá trị đạo đức.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp (Ngành Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp) (Trang 65 - 66)