CHƯƠNG 4 : TÀI KHOẢN VÃNG LAI
4.2. Tài khoản vãng lai
4.2.1. Các nghiệp vụ của tài khoản vãng lai
- Nghiệp vụ Có: nghiệp vụ gửi tiền vào Ngân hàng: thêm TM, nộp sec, CK đến, UNT, nhờ thu hối phiếu, kỳ phiếu
- Nghiệp vụ Nợ: nghiệp vụ rút tiền ở Ngân hàng: Rút TM, thanh toán sec, UNC, thanh toán hối phiếu.
4.2.2. Số dư trên tài khoản vãng lai
Số dư của tài khoản vãng lai là hiệu số giữa tổng nghiệp vụ Có và tổng nghiệp vụ Nợ. Tài khoản vãng lai có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có.
- Nếu (Tổng nghiệp vụ Có - Tổng nghiệp vụ Nợ) > 0 thì tài khoản vãng lai sẽ có số dư Có.
- Nếu (Tổng nghiệp vụ Nợ - Tổng nghiệp vụ Có) > 0 thì tài khoản vãng lai sẽ có số dư Nợ.
Những khoản tiền một khi đã ghi vào tài khoản thì mất tính chất riêng biệt của nó mà thành một tổng thể, nghĩa là khơng thể yêu cầu rút ra từng khoản cá biệt đó, mà chỉ thanh tốn theo số dư hình thành trên tài khoản.
Tốn tài chính Chương 4. Tài khoản vãng lai
4.2.3.1. Lãi suất
Lãi suất áp dụng cho NV Nợ gọi là lãi suất Nợ. - Lãi suất áp dụng cho NV Có gọi là lãi suất Có.
- Khi áp dụng cùng một mức lãi suất cho cả nghiệp vụ Có và nghiệp vụ Nợ, người ta gọi tài khoản vãng lai có lãi suất qua lại (reciprocal rate).
- Khi lãi suất không đổi trong suốt thời gian mở tài khoản, người ta gọi là lãi suất bất biến.
4.2.3.2. Ngày khóa sổ tài khoản
Ngày khố sổ tài khoản là ngày ghi vào bên Nợ hoặc bên Có khoản lợi tức mà khách hàng phải trả cho ngân hàng hoặc nhận được từ ngân hàng.
4.2.3.3. Ngày giá trị
Ngày giá trị là thời điểm từđó mỗi khoản nghiệp vụ phát sinh được bắt đầu tính lãi. Thời điểm này thường không trùng với thời điểm phát sinh của mỗi nghiệp vụ. Nó thường được tính trước hoặc sau thời điểm phát sinh của mỗi nghiệp vụ tuỳ theo đó là khoản nghiệp vụ Nợ hay khoản nghiệp vụ Có.
- Đối với NV Nợ: đẩy lên sớm một hoặc hai ngày. - Đối với NV Có: đẩy lùi lại một hoặc hai ngày.