CHƯƠNG 4 : TÀI KHOẢN VÃNG LAI
4.3. Phương pháp trình bày tài khoản vãng lai
4.3.1.1. Trình bày tài khoản vãng lai theo phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này, lợi tức (lãi) được tính như sau: Nguyên tắc:
Ngày giá trị:
- Ngày giá trị của số dư TKVL đầu tháng trả về ngày cuối cùng của tháng trước - Nghiệp vụ Có: đẩy chậm lại 2 ngày.+ 2 ngày
- Nghiệp vụ Nợ: đẩy sớm lên 2 ngày.- 2 ngày
Nghiệp vụ nhờ thu: cũng áp dụng nguyên tắc trên nhưng tính từ ngày tiền thu được ghi vào TK.
- Số ngày tính lãi: tính từ ngày giá trị đến ngày khóa sổ.
Lãi của mỗi nghiệp vụ được tính theo phương pháp tính lãi đơn: I = D.n.i/360
Trong đó:
D: là giá trị nghiệp vụ (NV) NỢ, CÓ hoặc số dư NỢ, CÓ n : số ngày tính lãi tùy thuộc vào phương pháp trình bày TK i : lãi suất TK vãng lai (yết theo năm)
Chú ý: Lãi suất khi tính từng NV phải đổi ra ngày Các bước tiến hành như sau:
- Xác định số dư và NV Nợ, Có
- Xác định ngày giá trị của từng nghiệp vụ
- Tính số ngày tính lãi: Tính từ ngày giá trị mỗi nghiệp vụ đến ngày khóa sổ
- Tính số lãi theo lãi suất quy định của từng nghiệp vụ, ghi vào lợi tức bên nợ hoặc bên có.
Tốn tài chính Chương 4. Tài khoản vãng lai - Tính tổng PS nghiệp vụ NỢ, CĨ và tổng lãi NỢ, CĨ trong kỳ đến ngày tất tốn TK - Tính số dư lãi tính đến ngày khóa sổ
+ Nếu tổng lãi bên nợ > tổng lãi bên có => ghi số dư lãi vào bên nợ + Nếu tổng lãi bên nợ < tổng lãi bên có => ghi số dư lãi vào bên có - Tính số dư của tài khoản khi khoá sổ.
- Chuyển số dư TK sang kỳ sau
Ví dụ: Có các nghiệp vụ phát sinh trên tài khoản vãng lai của công ty C từ ngày 1/4 đến 30/6 như sau: (ĐVT: triệu đồng)
Ngày giao dịch Nội dung Nghiệp vụ nợ Nghiệp vụ có
1/4 Số dư có 120
19/4 Gởi tiền mặt 200
10/5 Rút tiền mặt 100
24/5 Phát hành séc 350
5/6 Chiết khấu hối phiếu 400
22/6 Ủy nhiệm chi 210
Biết rằng: Lãi suất 7,2% / năm áp dụng chung cho nghiệp vụ Nợ và nghiệp vụ Có Yêu cầu: Hãy trình bày tài khoản vãng lai theo phương pháp trực tiếp