Bàn về chất lượng chương trình truyền hình, trong cuốn “Báo chí truyền
hình” tập 1, có viết:“Một chương trình truyền hình có chất lượng là phải nêu lên khả năng và sự cần thiết phải cung cấp cho khán giả “một quan điểm rộng rãi về thế giới”, “mở rộng tầm nhìn của khán giả”, “tôn trọng phẩm giá của con người và cung cấp thông tin với tinh thần khách quan” [9, tr.156].
Cũng bàn về chất lượng chương trình truyền hình, PGS. TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng:“Một chương trình gọi là có chất lượng khi nó thu hút được sự quan tâm
của người xem và thể hiện được tính mục đích của người sáng tạo” [42, tr.34].
Như vậy, trên cơ sở những phân tích và lập luận ở trên, có thể hiểu: “Chất lượng chương trình truyền hình chỉ mức độ thỏa mãn nhu cầu, yêu cầu của thị trường của một chương trình truyền hình”. Và theo tác giả luận văn, một chương
trình truyền hình được xem là có chất lượng đó phải là một chương trình bắt đầu từ ý tưởng tốt, có sự thiết kế, đạo diễn và thực hiện một cách nghiêm túc, nhất quán, đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; cách xử lý thơng tin có nhiều sáng tạo; đáp ứng nhu cầu thông tin và thẩm mỹ của công chúng; đạt được hiệu quả chuyên mơn và hiệu quả xã hội cao; kinh phí sản xuất phù hợp. Nói cách khác đó là một chương trình đạt được sự hài hịa, sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức thể hiện; giữa chủ đích tun truyền của nhà đài và nhu cầu hưởng thụ thơng tin chính đáng của cơng chúng. Ngồi chất lượng, hiệu quả của nội dung, chương trình đó cịn được xây dựng trên cơ sở nền tảng kỹ thuật và cơng nghệ
tiên tiến. Chương trình có khả năng trao đổi, sử dụng giữa nhiều nhà đài với nhau hoặc có thể mua bán trên thị trường.
Có ý kiến cho rằng sản phẩm truyền hình loại hàng hóa, và là một thứ hàng hóa đặc biệt. Nhưng dù mang thuộc tính “hàng hóa”, dù đặc biệt đến đâu thì sản phẩm truyền hình vẫn phải tuân thủ theo quy luật cung - cầu. Phía “cầu” - người tiêu thụ “hàng hóa đặc biệt” này là đơng đảo cơng chúng truyền hình; phía “cung” là nhà đài (những người làm ra sản phẩm truyền hình). Một chương trình truyền hình tốt là phía “cung” đáp ứng được các mong muốn chính đáng của phía “cầu”. Cụ thể, phía “cung” - nhà đài ngồi thơng tin cịn định hướng, giáo dục, nâng cao nhận thức, trình độ, hành vi trong tiêu dùng cho phía “cầu” - khán giả.
Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn trong đánh giá chất lượng một chương trình truyền hình như vậy, chúng tơi kế thừa và khái quát thành những yêu cầu, tiêu chí đề đánh giá chất lượng các chương trình truyền hình về phịng, chống tội phạm được nhìn nhận từ cả góc độ người sản xuất lẫn góc độ khán giả xem truyền hình. Một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng chương trình và nhiều hoạt động trong tổ chức sản xuất chương trình truyền hình đó là: Chương
trình đáp ứng nhu cầu, sự quan tâm của đơng đảo cơng chúng. Mà chương trình
truyền hình chỉ hấp dẫn, thu hút được nhiều sự theo dõi của cơng chúng khi nội dung đa dạng, hình thức phong phú, phù hợp nhu cầu của công chúng.