thay đổi cách thức thể hiện tác phẩm
Ngày nay, công chúng có thể xem một nội dung tin tức nói chung và tin tức về vấn đề phịng, chống tội phạm nói riêng ở rất nhiều các tờ báo, các kênh truyền hình khác nhau với đa dạng cách thức thể hiện. Để khơng “đánh mất mình” trong “mớ” hỗn độn của báo chí và truyền hình thì mỗi người làm báo cần tạo điểm nhấn của nội dung và thay đổi cách thức thể hiện tác phẩm. Tạo điểm nhấn cho nội dung và thay đổi cách thức thể hiện tác phẩm có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của cơng chúng đến với chương trình.
Tạo điểm nhấn là tìm ra những chi tiết đắt (cả chi tiết nội dung và chi tiết hình ảnh hay âm thanh...), cách thể hiện mới mẻ thậm chí mang tính phá cách nhưng vẫn nêu đầy đủ bản chất, thông tin của vấn đề, sự việc. Để làm được việc này, điều này phụ thuộc phần nhiều vào sự sáng tạo, tính chuyên nghiệp của từng thành viên khi thực hiện tác phẩm, từ khâu ý tưởng, ghi hình đến hiện thực hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, ANTV cần cân đối các nội dung phê phán những hành vi phạm tội nhưng cũng cần có những dung lượng phù hợp để thơng tin, biểu dương những tấm gương sáng trong cơng tác phịng, chống tội phạm. Có như vậy cơng chúng, xã hội mới thấy hết được sự đa chiều của cuộc sống, để cùng chung tay xây dựng một cuộc sống an toàn, trật tự an ninh hơn.
Nói về việc tạo điểm nhấn trong những tác phẩm phát sóng trên ANTV, ơng Nguyễn Quang Vinh - Phó tổng biên tập ANTV chia sẻ:
Để làm tốt nội dung trên (tạo điểm nhấn cho tác phẩm) mỗi phóng viên, biên tập viên cần phải đọc, nghiên cứu sâu vấn đề mà mình đang theo dõi từ đó đưa ra những nội dung cần chú ý triển khai, từ những nội dung cần chú ý, ta xem vấn đề nào là quan trọng (tại sao nó quan trọng? Nếu đưa vấn đề này, nội dung này thì nó sẽ ảnh hưởng đến những ai và ảnh hưởng như thế nào...?)... [Phụ lục 1; 1.7].
Như vậy, để thực hiện tốt điều này, ngoài sự nỗ lực, đam mê tìm tịi của mỗi phóng viên, nhà đài, kênh ANTV cần có những khuyến khích cả về mặt tinh thần và vật chất phù hợp. Đó là động lực để “thổi bùng” sự cố gắng của mỗi phóng viên.
Ví như Đài THVN, khi một vấn đề thời sự đang được công chúng quan tâm như việc thông tin về vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường; thông tin về công ty Thiên Ngọc Minh Uy; hoặc họp bàn về ngày lễ duyệt binh kỷ niệm Quốc Khánh nước nhà... Ban lãnh đạo đài sẽ cùng với phóng viên thực hiện nội dung đấy họp bàn, bàn bạc xem cần những điểm nhấn nào? Cần đưa những thơng tin gì? Những thơng tin gì nên đưa và khơng nên đưa? Phân tích thử những thơng tin ấy có bất lợi như thế nào những người có liên quan?... Bên cạnh đó, Đài truyền hình Việt Nam cũng hay có những cuộc hội thảo với những chuyên gia về truyền hình đến từ các nước có nền truyền hình phát triển như Thuỵ Sỹ, Anh, Pháp, Mỹ; Hàn Quốc,...giao lưu và học hỏi cách làm truyền hình của những quốc gia này. Theo tác giả luận văn đây là một cách làm thiết thực mà ANTV có thể học hỏi nhằm thay đổi hình thức truyền tải về những nội dung phức tạp như liên quan đến phòng chống tội phạm.