nhiệm trong thơng tin, tun truyền về phịng, chống tội phạm
Tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong báo cáo công tác phịng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trình Quốc hội ngày 25/10/ 2014, đồng chí Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Cơng an cho biết: Năm 2014, tội phạm về trật tự xã hội, đã khởi tố điều tra 22.930 vụ, giảm 1,5% số vụ so với năm 2013. Một số loại tội phạm nghiêm trọng giảm như tội phạm giết người giảm 7,93%; tội phạm tàng trữ, mua bán vật liệu nổ giảm 20,66%; tội phạm chống người thi hành công vụ giảm 17,75% . Nhưng một số loại tội phạm lại gia tăng như: tội phạm mua bán người tăng 10%, tội phạm đánh bạc tăng 6,48%. Cơ quan chức năng đã phát hiện triệt phá 4.904 băng nhóm tội phạm trong đó có một số băng nhóm hoạt động dưới dạng xã hội đen, cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc… ở vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn [55].
Báo cáo cũng nêu rõ, cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm kinh tế, buôn lậu được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đã phát hiện, khởi tố điều tra 1.318 vụ phạm tội về kinh tế, tăng 1,62%, trong đó đã phát hiện, đấu tranh, bắt giữ các đường dây buôn lậu xăng dầu, than với số lượng lớn…. Phương thức, hành động của tội phạm luôn thay đổi và ngày càng tinh vi hơn… [55].
Nhìn vào thực tế trên, có thể thấy tình hình tội phạm vẫn đang diễn biến rất phức tạp, thậm chí có chiều hướng gia tăng. Để hạn chế tình trạng này, những người làm cơng tác phịng, chống tội phạm cũng như những người làm cơng tác tun truyền về phịng, chống tội phạm cần luôn phải nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống các nguy cơ của tội phạm và vi phạm pháp
luật, nâng cao trình độ, nhận thức đúng về vấn đề phòng, chống tội phạm. Chỉ khi nhận thức đúng các cán bộ, phóng viên mới lập kế hoạch tin bài; xây dựng phương án tuyên truyền, tuyển phóng viên phù hợp...
Qua tìm hiểu, tác giả luận văn nhận thấy, trình độ khơng ít cán bộ, phóng viên, biên tập viên phụ trách mảng nội dung tuyên truyền về phòng, chống tội phạm ở ANTV chưa thật sâu sắc. Vẫn cịn khơng ít phóng viên, biên tập viên ngại đọc, nghiên cứu tài liệu, văn bản mới, trì trệ trong hoạt động sáng tạo nên vẫn cịn những tác phẩm báo chí về phịng, chống tội phạm “na ná” nhau về nội dung và hình thức thể hiện; khi làm kịch bản, đề cương cịn theo kiểu đối phó; cho xong chuyện, xem việc làm tin, viết bài là nhiệm vụ chứ khơng phải là niềm đam mê; phóng viên, biên tập viên cịn ít trao đổi, bàn bạc với quay phim dẫn đến tin, bài kém chất lượng...
Không chỉ vậy, nhận thức và cách thức chỉ đạo của lãnh đạo trong tuyên truyền về phòng, chống tội phạm cũng chưa quyết liệt. Việc duyệt các tin bài có nội dung liên quan đến phịng, chống tội phạm đôi khi chưa thật chặt chẽ, dẫn đến trên sóng của ANTV vẫn cịn khơng ít tin “vụn vặt”, chất lượng chưa như mong mỏi, thậm chí có chương trình nội dung nhạy cảm vẫn lọt được “cửa” kiểm duyệt và phát sóng. Để khắc phục điều này Tổng biên tập, Giám đốc là đội ngũ lãnh đạo, quản lý của kênh cần phải nhận thức rõ hơn vấn đề tuyên truyền phòng, chống tội phạm trong bối cảnh hiện nay. Chỉ khi nhận thức tốt thì mới có hành động, có trách nhiệm phù hợp. Giám đốc cần phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhanh nhạy, nhạy cảm với thơng tin, có năng lực chun mơn tốt, khả năng quản lý, điều hành mọi việc. Giám đốc phải biết dự liệu và quyết định quyết đoán, chắc chắn những vấn đề nào cần tuyên truyền? vấn đề nào nên đưa lên sóng? vấn đề nào khơng đưa lên sóng? vấn đề nào đưa trước? vấn đề nào đưa sau?...
- Đầu tư đào tạo nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp
cho đội ngũ tác nghiệp
Theo ý kiến Đại tá Nguyễn Quang Vinh - Phó tổng biên tập kênh ANTV:“Để có một chương trình truyền hình có chất lượng thì chúng ta phải
thực hiện đồng thời nhiều giải pháp. Cần phải tăng tính chuyên nghiệp trong trong khâu tổ chức, sản xuất các tin, bài từ cấp thấp nhất trong kênh là cấp
phịng, vì cấp phịng chính là nơi phóng viên sinh hoạt chun mơn nghiệp vụ hàng ngày” [Phụ lục 1; 1.6]. Để làm được điều này cần phải thường xuyên đào
tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Và cơng việc này cần được quan tâm kết hợp từ hai phía: từ nhà đài tới phóng viên, biên tập viên và từ bản thân mỗi phóng viên, biên tập viên.
+ Đầu tư đào tạo từ phía kênh ANTV
Hiện nay, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của kênh ANTV được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: cử nhân báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cử nhân báo chí - truyền thơng của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, các trường Trung cấp chuyên nghiệp thuộc ngành Công an... Đây là nguồn nhân lực trẻ, nhiệt huyết nhưng họ lại chưa đồng đều về kỹ năng nghiệp vụ; một số trong đó kiến thức chun mơn chưa thật sâu và lại cịn non về kinh nghiệm... Bởi vậy, để chương trình truyền hình trên kênh ANTV nói chung, các chương trình về phịng, chống tội phạm nói riêng chất lượng, hiệu quả ln cần sự đầu tư vào việc nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ.
Qua khảo sát cho thấy, nhiều năm gần đây mỗi năm kênh ANTV trung bình mở 2 - 4 lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ phóng viên của PX15 - những người làm công tác tuyên truyền, thông tin ở các đơn vị Công an trong cả nước. Mỗi đơn vị công an thường được cử 2 - 4 thành viên của đơn vị mình đi ra ANTV “tổng” ở Hà Nội để học. Khoá học thường kéo dài trong 2 tuần. Nội dung các khoá học chủ yếu đào tạo về nghiệp vụ báo chí, kỹ năng viết tin, bài về mọi lĩnh vực xã hội. Khi kết thúc khoá học các học viên phải làm bài thu hoạch. Với cách đào tạo này, người học có thể nắm bắt, tìm hiểu các thể loại báo chí và cách lựa chọn thể loại báo chí phù hợp để thơng tin đến cơng chúng. Tuy nhiên, hạn chế của cách đào tạo này là người học không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực mà họ đang theo dõi là phòng, chống tội phạm.
Mặc dù, so với trước, hiện nay kênh ANTV cũng đã có những đổi mới trong tư duy, trong đào tạo đội ngũ như nêu trên tuy nhiên có thể so sánh với việc đào tạo của một số kênh chuyên biệt ở một số Đài ở Việt Nam thì thấy cách thức đầu tư ở kênh ANTV vẫn chưa thật hiệu quả. Những lớp tập huấn trên giành cho những cán bộ làm công tác tuyên truyền ở các đơn vị công an ở 63 tỉnh,
thành trên cả nước, việc học này theo như phóng viên Mai Loan - phịng PX 15 Cơng an Thanh Hố chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” chưa hiệu quả. Phóng viên Mai Loan nói:
Những khố học ngắn khiến học viên chưa thể hiểu hết các thể loại báo chí, năm nào cũng chỉ đào tạo như vậy - một lối mịn cũ rích. Nội dung dạy bị trùng lặp. Điều chúng tôi cần là học là cách viết tin bài cho nội dung về phịng, chống tội phạm thì lớp học khơng đề cập nhiều, cịn các thể loại báo chí chúng tơi đã được học quá nhiều ở những lớp đào tạo của những năm trước [Phụ lục 3; 3.2].
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi đưa ra một số khảo sát về cách đầu tư cho đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên của đơn vị họ để kênh ANTV có thể tham khảo.
Qua tìm hiểu của tác giả luận văn, nhiều kênh đài có cử các phóng viên, biên tập viên đi học ở nước ngồi như VTC14 (kênh truyền hình dự báo thảm hoạ về thiên tai tại Việt Nam), kênh VTC 16 (kênh truyền hình nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn) hằng năm có cử các cán bộ, phóng viên, biên tập viên đi học ở nước ngoài. Mỗi lần đi 2 - 4 người, đào tạo ở các nước châu Âu và châu Á, thời gian đào tạo trong vòng 2 -4 tuần. Nội dung đào tạo là xu hướng làm tin, bài mới, cách thức làm tin bài về nội dung chuyên biệt của kênh. Kết thúc khoá học các học viên phải làm bài báo cáo bằng tiếng Anh... Như vậy, xu hướng đào tạo báo chí đặc biệt là lĩnh vực truyền hình cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên của ANTV cịn hạn chế, chưa theo kịp với các đài truyền hình khác ra đời cùng thời điểm.
Theo tác giả luận văn việc mở những lớp nghiệp vụ báo chí mà chưa có lớp đào tạo riêng biệt về những lớp học chuyên đề để hiểu về kiến thức pháp luật, về tội phạm, phòng, chống tội phạm để đưa tin, phản ánh. Như vậy là thiếu sót, vì thế nhà đài cần lưu ý bổ sung cho những lần đào tạo tiếp theo. Bên cạnh đó, truyền hình trên thế giới phát triển mạnh mẽ, có những đài chuyên biệt về một nội dung nhưng vẫn cuốn hút được sự quan tâm của cơng chúng. Vì thế việc học hỏi, cầu tiến các đài trên thế giới là điều cần thiết để nâng cao chất lượng các chương trình có nội dung chun biệt như vấn đề phịng chống tội phạm.
Cùng với đó, nhà đài cũng cần có những khóa học đào tạo kỹ năng để làm việc, tiếp cận với những vấn đề nguy hiểm (tội phạm, đường dây, ổ nhóm tội
phạm nói chung và đặc biệt là tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy…) cho phóng viên để việc tác nghiệp làm nên những thơng tin nóng hổi nhưng vẫn an tồn đến tính mạng. Để làm được điều trên ANTV phải có những lớp đào tạo về tâm lý tội phạm, về kỹ năng ứng biến, khả năng đối phó với tội phạm nguy hiểm trong tác nghiệp trong những hồn cảnh khác nhau. Hiện nay, ANTV chưa có những lớp học kiển như vậy nên các phóng viên vẫn cịn “dè dặt”, “ngại ngùng” khi tiếp xúc với vấn đề liên quan đến tội phạm khi thực hiện tin, bài.
Đồng thời để có một tác phẩm hay, phóng viên, biên tập viên cần có kỹ năng phối kết hợp giữa các lực lượng chức năng trên địa. Sự phối kết hợp này có thể là phóng viên cùng với các đồng chí địa bàn cùng dấn thân, hoạt động trong “lịng địch” (lúc này phóng viên được cơ quan cơng an bảo vệ), các lực lượng chức năng đảm bảo về thủ tục giấy tờ, hành chính, thiết bị hỗ trợ khi phóng viên tự thực hiện phóng sự điều tra, hoặc phóng viên và cơ quan chức năng có thể trao đổi thơng tin qua điện thoại,…để đảm bảo tính thời sự, chân thật, an tồn về thơng tin cũng như tính mạng.
+ Phóng viên tự đào tạo, cập nhật tri thức, kỹ năng
Bên cạnh việc thụ hưởng những đầu tư về đào tạo do kênh ANTV đem lại. Việc tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ của mỗi phóng viên, biên tập viên của kênh là vô cùng quan trọng. Việc tự đào tạo mang tính chủ động và tính thiết thực cao. Nói vậy bởi mỗi người sẽ dễ dàng hơn trong việc tự thu xếp, tận dụng quỹ thời gian của mình để tiếp nạp kiến thức. Các phóng viên có thể tự đào tạo mình bằng cách học hỏi, kinh nghiệm “làm nghề” của đồng nghiệp thông qua việc xem, rút kinh nghiệm từ những chương trình của đồng nghiệp các Đài truyền hình hay kênh truyền hình khác trong nước hay nước ngồi. Những nội dung cần được nghiên cứu học hỏi đó là: cách khai thác đề tài, lựa chọn chi tiết, kỹ năng sử dụng hình ảnh...
Cùng với đó, một cách khác để nâng cao trình độ của mình là tự mình phải biết phản biện mình. Cần dành nhiều thời gian xem, tổng kết chính những phần việc của mình đã làm từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tác phẩm truyền hình nói chung, các tác phẩm về phịng, chống tội phạm nói riêng tốt hơn.
Bên cạnh tự đào tạo nâng cao nghiệp vụ, về kỹ năng thì cần tự tu dưỡng nhắc nhở mình về đạo đức nghề nghiệp. Chỉ khi có đạo đức - có lịng trung thực,
có lịng tự trọng, trách nhiệm thì mỗi người trong xã hội nói chung, mỗi nhà báo nói riêng sẽ khách quan, trung thực, nhân văn trong cách sống, trong trình bày và nhiệt huyết trong sáng tạo.
Hiện nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, con người dễ bị chi phối bởi đồng tiền và khi đó khơng ít cơng việc, nội dung cơng việc sẽ dễ bị biến chất. Đối với các nhà báo, các phóng viên điều đó là càng dễ dàng xảy ra. Nếu khơng có đạo đức nghề nghiệp thì sẽ dễ có những bài báo giá trị truyền thơng, gia trị nhân văn thấp. Đặc biệt, với vấn đề phòng, chống tội phạm - chủ đề nhạy cảm, dễ “câu khách”, thậm chí chỉ cần một sai sót nhỏ, sự vơ tâm của nhà báo cũng sẽ dễ dàng dẫn đến hiểu lầm làm tổn thương cá nhân, xã hội nếu thơng tin khơng chính xác, thiếu khách quan, nhân văn. Bởi vậy, việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức của mỗi nhà báo nói chung, của nhà báo viết về phịng, chống tội phạm nói riêng là ln luôn cấp thiết và cần thiết.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, và với xu hướng phát triển của báo chí hiện đại là tịa soạn hội tụ, ra đời nhà báo đa kỹ năng (một phóng viên phải biết xử lý tất cả các khâu để hoàn thành một tác phẩm báo chí) bởi vậy, mỗi phóng viên phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về mọi lĩnh vực, từ trình độ tin học, ngoại ngữ cho đến việc sử dụng thành thạo những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng vào quá trình tác nghiệp chun nghiệp (phóng viên đa di năng, đa phương tiện).
Xã hội và cuộc sống không ngừng phát triển, việc tự đào tạo không chỉ ở một thời điểm nhất định mà cần được mỗi phóng viên nhận thức đó là việc cấp thiết và ln cần phải được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt cần lưu ý, việc tự đào tạo khơng giống nhau ở mỗi phóng viên. Mỗi phóng viên cần phải tự “lắng đọng”, giành thời gian nhìn nhận lại cơng việc của mình, những điều cịn hạn chế để tự bồi đắp thêm tri thức, kiến thức phù hợp.
Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy, phần nhiều các thành viên trong ekip sản xuất của ANTV đều cần được đào tạo và tự đào tạo, tuy nhiên trong đó, thì MC là một trong những đối tượng cần được được đào tạo nâng cao trình độ hơn cả. Cụ thể, khảo sát ANTV, có đến 60 % người dẫn chương trình [Phụ lục 4; 4.38] về nội dung liên quan đến phòng, chống tội phạm trên ANTV cách dẫn chưa thực sự hấp dẫn. Lý do chủ yếu vì cách dẫn của họ chưa thật sự hấp dẫn, lôi
cuốn đối với người xem, chưa tạo được bản sắc, uy tín và dấu ấn cho chương trình. Để khắc phục điều này, bên cạnh việc đầu tư, chuẩn bị về giọng đọc, về ngoại hình, trang phục; về kiến thức, kỹ năng báo chí, cách xử lý tình huống khi dẫn... người dẫn chương trình truyền hình về phịng, chống tội phạm còn phải trau dồi kiến thức chuyên sâu về phòng, chống tội phạm, về pháp luật để có cách trình bày, cách viết lời dẫn, cách dẫn thuyết phục, phù hợp hơn.