Về hình thức chương trình Về kết cấu chương trình

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - chất lượng chương trình về phòng, chống tội phạm trên kênh truyền hình công an nhân dân (ANTV) hiện nay (khảo sát năm 2014) (Trang 56 - 60)

- Thứ sáu: Dự báo tình hình tội phạm và đề xuất những giải pháp phòng, chống tội phạm hiệu quả

2.2.2. Về hình thức chương trình Về kết cấu chương trình

- Về kết cấu chương trình

Qua khảo sát cho thấy, chương trình Bản tin 113 Online có kết cấu truyền thống, với thứ tự lần lượt các mục là: (1) Hình hiệu, lời chào, (2) phần giới thiệu nội dung chính (tin, bài quan trọng), (3) nội dung chi tiết và (4) cuối cùng là tổng kết, lời chào. Chương trình sử dụng hai thể loại báo chí chủ yếu đó là: tin và phóng sự...

Phần nội dung của Bản tin 113 Online thơng thường có 10 - 12 tin (giao động trong khoảng 6 - 9 tin ngắn và 2 - 4 tin sâu) và 1 - 3 phóng sự. Ví dụ, Bản tin 113 Onlnine trưa ngày 7/4/2014 có 6 tin ngắn, 3 tin sâu, 1 phóng sự. Giữa các

phần “linh kiện” đó có sự xuất hiện của MC để kết nối. Ngồi phần tin đó ra, nội dung tiếp theo của chương trình là mục “Quyết định truy nã các đối tượng” (thường có 3 - 5 đối tượng bị phát lệnh truy nã). Tiếp sau là mục “Dự báo thời tiết”. Cuối cùng là phần tổng kết với lời chào kết và hẹn gặp lại ở chương trình sau.

Nếu như Bản tin online chỉ có 1 cách kết cấu như nêu trên, thì chương trình Phía sau bản án có 2 cách kết cấu: (1) Cách thứ nhất: người dẫn chương

trình cũng xuất hiện chào và giới thiệu chương trình và sau đó là các nội dung; (2) Cách thứ hai: sau khi kết thúc hình hiệu thì nội dung của chương trình với những câu chuyện dần mở ra, khơng có người dẫn dắt câu chuyện.

Chương trình Phía sau bản án phát sóng 03:30 ngày 10/9/2014 là tác phẩm

Bước qua thù hận người dẫn chương trình xuất hiện và giới thiệu như sau: Kính chào quý vị và các bạn, thưa quý vị: Trong cuộc đời, mỗi người đều phải đối mặt với vơ vàn giới hạn. Có những giới hạn hữu hình. Lại có những giới hạn vơ hình... Sau lời giới thiệu này là phần nội dung chính: “Tác phẩm gồm 3 phần.

Phần 1: Chuyện hy hữu ở tịa, phần 2: Cái chết đến từ …tình u, phần 3: Thêm

một lần được khai sinh. Hết nội dung, người dẫn chương trình xuất hiện nói câu

kết và chào quý vị khán giả.

Tuy chỉ có một phóng sự được thực hiện nhưng chương trình Phía sau bản

án lại là sự tổng hợp của rất nhiều tư liệu, tài liệu vì vậy để câu chuyện logic dễ

hiểu chương trình đã cần có “người thợ” biết sắp xếp và nhào nặn.

Chương trình Phút giây cảnh giác có kết cấu gần giống với chương trình

Bản tin 113 Online mở đầu là lời chào, phần giới thiệu nội dung chính (tình

huống pháp luật) cuối cùng là tổng kết, lời chào.

Như vậy, trong 3 chương trình thì chương trình Phía sau bản án có kết cấu

khác biệt so với chương trình Phút giây cảnh giác và Bản tin 113 Online. Sự khác nhau được thể hiện ở chỗ: 2 chương trình trên có sự xuất hiện của người dẫn chương trình, có lời chào, giới thiệu nội dung, tổng kết và chào kết thúc. Cịn chương trình Phía sau bản án có nhiều chương trình khơng có người dẫn và cũng có chương trình có người dẫn. Trong một năm khảo sát tác giả luận văn nhận thấy: Kết cấu của cả 3 chương trình khơng có sự thay đổi.

- Việc khai thác và sử dụng các thể loại báo chí trong chương trình

Qua khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy, mỗi Bản tin 113 Online mỗi tuần phát 7 số, mỗi ngày chương phát với thời lượng khoảng 15 - 18 phút vào trưa các ngày trong tuần, mỗi chương trình trung bình có 10 -12 tin, bài (trong đó có khoảng 6 - 9 tin vắn; 2 - 4 tin sâu) và 1 - 3 phóng sự. Như vậy, trung bình trong 1 năm Bản tin 113 Online phát đi 3.650 tin vắn, khoảng 1.095 tin sâu; 365 phóng sự. Trong đó, mỗi ngày chương trình có khoảng 6 - 9 tin vắn liên quan đến phịng, chống tội phạm, có 2 - 4 tin sâu thì có 3 tin liên quan đến phịng, chống

tội phạm, và mỗi Bản tin 113 Online có 1 hoặc 2 phóng sự thì 1 hoặc 2 phóng sự này đều có nội dung liên quan đến phịng chống tội phạm.

Ví dụ: Trong bản tin phát sóng ngày 21/4/2014 có những nội dung chính là: 1. Tin vắn: “Thừa Thiên Huế: 2 học sinh chết đuối ở hồ cơng trình”;

2. Tin vắn: “Đà Nẵng: Bắt nhóm đánh nhau gây chết người”; 3. Tin vắn: “Bình Phước: Bắt nhóm cưỡng đoạt tài sản”;

4. Phóng sự: “Cà Mau: Xuất hiện lừa đảo vàng giả bằng hình thức mới”; 5. Tin sâu: “Bắc Kạn: Bắt đối tượng tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép vật liệu nổ”;

6. Tin sâu: “Nghịch đầu đạn phát nổ, học sinh lớp 8 đứt bàn tay”;

7. Tin sâu: “Đề nghị truy tố 11 bị can đưa người đi nước ngồi trái phép”; 8. Phóng sự: “Gia Lai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chống hoạt động Furơ”; 9. Tin vắn: “Đà Nẵng: Bắt đối tượng có lệnh truy nã”;

10: Tin vắn: “Nghệ An: Bắt đối tượng có lệnh truy nã; 11: Tin vắn: Hà Giang: Bắt đối tượng vận chuyển trái phép ma túy”.

Nhìn vào nội dung bản tin trên nói riêng và những bản tin khảo sát trong thời gian nghiên cứu cho thấy: thể loại Tin được sử dụng với tần suất lớn trong chương trình (trong đó dạng tin vắn nhiều hơn tin sâu), tiếp đó là thể loại phóng sự.

Chương trình Phía sau bản án sử dụng các phóng sự linh kiện. Tuy nhiên, khác với chương trình Bản tin 113 online, các phóng sự trong chương trình Phía

sau bản án thường có dung lượng dài hơn rất nhiều. Qua khảo sát cho thấy, trung

bình mỗi năm chương trình Phía sau bản án phát đi khoảng 312 phóng sự có thời lượng 20 - 25 phút/phóng sự. Trong phóng sự này được chia thành nhiều phân đoạn (theo diễn biến của vụ việc). Mỗi tuần Phía sau bản án gửi đến công chúng 6 câu chuyện về phòng chống tội phạm.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Bước qua thù hận phát sóng 03:30 ngày 16/9/2014; Nhà có hai tử tù phát sóng 8 giờ ngày 16/10/2014; Những tiếng

chng buồn phát sóng 03:30 ngày 3/9/2014... Những tác phẩm này đều sử dụng

thể loại phóng sự để truyền tải thơng tin.

Chương trình Phút giây cảnh giác có tần số phát sóng lên tới 15 số/tuần, trong đó có 9 tình huống được phát mới, 6 tình huống phát lại. Điều làm nên sự khác biệt

giữa chương trình Phút giây cảnh giác với 2 chương trình khảo sát nêu trên đó là, các nội dung được thể hiện dưới dạng những vở kịch. Trung tình mỗi năm chương trình phát khoảng 364 vở kịch với những tình huống pháp luật độc đáo.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Đứa bé đạo chính phát sóng 16:20 ngày 12/10/2014; Đứa bé hiếu động phát sóng 23:45 ngày 12/10/2014; Mất cả chì lẫn

chài phần 2 phát sóng 23:45 ngày 19/10; Kịch bản hỏi đường phát sóng 16:20

ngày 2/2/2014,... các chương trình này khơng sử dụng các thể loại báo chí như tin, phóng sự để truyền tải thông tin mà đã sử dụng thể loại kịch để gửi thông điệp đến quý khán giả.

Nhũng vở kịch này do diễn viên sâu khấu đóng. Cấu trúc của câu chuyện: Mở đầu - cao trào- kết thúc (thường thì câu chuyện chỉ có thắt nút chứ khơng có mở nút). Đây là những câu chuyện có thật ở cuộc sống, được nạn nhân (nạn nhân được che mặt) kể lại. Người diễn là những diễn viên sân khấu diễn lại, tạo thành những vở kịch. Vở kịch được dựng lại theo lời kể của nạn nhân nhằm gửi đến công chúng thông điệp: “Hãy đề cao cảnh giác”.

Tóm lại, qua khảo sát, tác giả luận văn có những nhận xét khái qt sau:

Chương trình Bản tin 113 Online sử dụng linh hoạt các thể loại báo chí nhất. Thể loại Tin được chương trình sử dụng nhiều (chiếm 70% lượng tin, bài), tiếp theo đến phóng sự (chiếm 30 % lượng tin, bài. Chương trình Phía sau bản án sử dụng

duy nhất một thể loại phóng sự để thể hiện nội dung trong các tác phẩm. Còn chương trình Phút giây cảnh giác cũng sử dụng một thể loại duy nhất là kịch.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.9: Tỉ lệ sử dụng các thể loại báo chí trong 3 chương trình: Bản tin113 Online; Phía sau bản án và Phút giây cảnh giác

Xét tổng thể, nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: Thể loại Tin được chương trình sử dụng nhiều nhất; tiếp đến là phóng sự; kịch. Cùng một nội dung thơng

tin nhưng ở các chương trình khác nhau thì sử dụng các thể loại báo chí khác nhau.Ví dụ: Cùng một nội dung là một sinh viên trường y bị bạn trai sát hại. Chương trình Bản tin 113 online, trưa ngày 15/2/2014 dùng thể loại tin để thông tin. Cụ thể, tin: Nghệ An: Một sinh viên y khoa bị bạn trai sát hại. Trong khi đó, chương trình Phía sau bản án đã dùng thể loại phóng sự để phán ánh vấn đề. Phóng sự được phát 03:30 ngày 3/9/2014 với nhan đề Bước qua thù hận. Phóng sự kể lại diễn biến câu chuyện trình yêu giữa Quân và Thanh đều là sinh viên y khoa. Trong một phút nóng giận Quân đã cầm dao đâm chết bạn gái của mình. Nhưng với cái nhìn nhân văn tác giả đã lựa chọn những nội dung tiêu biểu, đặc sắc trong tác phẩm để tạo nên 3 điểm nhấn trong phóng sự bao gồm: Chuyện hi hữu ở tịa, Cái chết đến từ tình u, Thêm một lần được khai sinh để xây dựng thành những trường đoạn của phóng sự. Cịn với sự kiện này, chương trình Phút giây cảnh giác đã xây dựng một câu chuyện dưới tình huống kịch có tên Tỉnh

táo khi yêu phát sóng 23:45 ngày 1/12/2014.

Một phần của tài liệu Thạc sĩ Báo chí học - chất lượng chương trình về phòng, chống tội phạm trên kênh truyền hình công an nhân dân (ANTV) hiện nay (khảo sát năm 2014) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w