Sản phẩm truyền hình được xem là “hàng hóa” đặc biệt, thứ “hàng hóa” này phục vụ nhu cầu thơng tin, hiểu biết của cơng chúng, khán giả. Một chương trình truyền hình sẽ ngừng phát sóng nếu như khơng được khán giả quan tâm, theo dõi. Ngày nay, khán giả truyền hình có nhiều cơ hội lựa chọn “hàng hóa” có chất lượng, phù hợp với điều kiện hồn cảnh. Một chương trình truyền hình muốn được khán giả quan tâm, lựa chọn thì chương trình đó phải đáp ứng được nhu cầu, mong mỏi của cơng chúng. Để đáp ứng được nhu cầu đó, mỗi nhà đài cần có những cách thức để hiểu về đối tượng hướng tới của mình là ai, họ muốn gì và chỉ khi nắm được điều đó thì việc sản xuất những sản phẩm truyền hình mới hiệu quả, khơng lãng phí.
Cơng chúng khơng chỉ “tiêu thụ” sản phẩm của nhà đài mà cịn tham gia sáng tạo các sản phẩm thơng tin và truyền thông. Một trong những công việc mà truyền hình hiện đại khơng thể khơng thực hiện đó là điều tra, nghiên cứu công chúng. Kết quả cơng tác này rất quan trọng nó góp phần tích cực trong việc trả lời cho nhà đài biết có nên tiếp tục hay dừng lại chương trình mà nhà đài đang phát sóng hay khơng?. Ơng Philpe Chavets (kênh truyền hình TSI của Mỹ) trong bài tham luận tại hội nghị “Quản lý truyền hình hiện đại” tổ chức tại Việt Nam tháng 9/2009 nhấn mạnh:
Để đo được sự thành bại của các kênh truyền hình mới, khơng nên dựa vào cảm tính chủ quan. Đừng dựa vào những người duyệt băng. Họ có thể rất giỏi. Tuy nhiên, xin lỗi, phải nói thẳng rằng họ thường là thế hệ cũ. Họ đã từng rất giỏi khơng có nghĩa những gì họ nói ra bây giờ là chân lý, những gì họ nói khó có thể áp dụng cho ngày hơm nay. Những nhận định của họ có thể là quan trong nhưng khơng phải là tất cả được. Cần có số liệu để phân tích. Đối tượng quyết định đến chất lượng chương trình là khán giả. Và để biết khán giả thích hay khơng thích chỉ có con số mới làm được, nếu khơng sẽ khơng có cơ sở, thơng qua số liệu đó nhà sản xuất sẽ biết nên hay khơng nên sản xuất chương trình gì [60].
Khán giả có vai trị quan trọng như vậy nhưng theo tìm hiểm của tác giả luận văn, việc nghiên cứu tâm lý cơng chúng truyền hình ở Việt Nam chưa được đầu tư mặc dù biết nó là cần thiết. Ở các nước có nền truyền hình phát triển trên thế giới họ hay đo tỷ lệ rating (số lượng người xem), việc đo này được thực hiện
thường xuyên, liên tục và kết quả góp phần quyết định hướng đầu tư sản xuất cho chương trình.
Ở Việt Nam, mặc dù vẫn biết việc điều tra, nghiên cứu tâm lý công chúng là cần thiết nhưng việc làm này vẫn cịn hiếm và khó thực hiện bởi việc nghiên cứu công chúng rất phức tạp và tốn kém. Nhiều nhà đài vẫn “chậc kệ” ta cứ “tung ra” chương trình bằng cảm nghĩ riêng, và hầu như ít khơng tiến hành điều tra cơng chúng xem họ đón nhận và xem chương trình đó như thế nào. Chính cách làm này khiến cho khơng ít chương trình mặc dù đầu tư cơng sức, tiền bạc nhiều nhưng lại trở nên lãng phí kém hiệu quả vì ít người xem.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, kênh ANTV chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu, điều tra nhu cầu, tâm lý cơng chúng hoặc có cũng ở mức sơ sài, chưa cụ thể, chưa ghi chép, thống kê, đánh giá một cách bài bản. Chính điều này cũng khiến cho việc sản xuất chưa thật chất lượng, hiệu quả. Để nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng nhu cầu mong muốn thiết thực của khán giả, để thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của công chúng theo dõi những nội dung về phịng, chống tội phạm nói riêng, của các chương trình thuộc kênh ANTV cần nhanh chóng có kế hoạch để nghiên cứu nhu cầu của cơng chúng. Ơng Nguyễn Quang Vinh - Phó tổng biên tập kênh ANTV cho biết: “ANTV sẽ nhanh chóng lập nhóm điều tra, nghiên cứu tâm lý khán giả. Trong tương lai gần có thể là năm 2016 chúng tơi sẽ thực hiện cuộc điều tra xã hội học để thăm dò ý kiến khán giả.”. Tuy nhiên từ việc thăm dị khán giả, cần phải có một kế hoạch cụ thể
phân tích kết quả, thẩm định và định hướng phương thức sản xuất phù hợp, quyết liệt trong thời gian tiếp đó nhằm sản phẩm làm ra phù hợp hơn với nhu cầu, tâm lý tiếp nhận của khán giả.