Các phương pháp yết giá

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính (Ngành Tài chính doanh nghiệpCao đẳng) (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

3.2 Tỷ giá hối đoái

3.2.3 Các phương pháp yết giá

Phương pháp trực tiếp

Yết giá trực tiếp hay còn gọi là yếu giá ngoại tệ là phương pháp lấy ngoại tệ làm đơn vị (hoặc bội số của 10) để so sánh với tiền trong nước

1 đồng ngoại tệ = X đồng bản tệ

Theo phương pháp này, ta nhận thấy:

− Đồng ngoại tệ là đồng tiền yết giá, gọi là đòng tiền cơ bản, đồng tiền hàng hóa. − Đồng bản tệ là động tiền định giá, gọi là địng tiền đối ứng, hay đối khốn của đồng tiền yết giá.

Ví dụ: Tại Việt Nam, NHNN Việt Nam cơng bố tỷ giá USD/VND= 20.627.

Trường hợp này đồng tiền yết giá: USD Đồng tiền định giá: VND

Phương pháp gián tiếp

Yết giá gián tiếp còn gọi là yết giá bản tệ là phương pháp lấy đồng tiền bản tệ làm đơn vị (hoặc bộ số của 10) để so sánh với tiền nước ngoài.

1 đồng bản tệ = X đồng ngoại tệ

Theo phương pháp này, ta nhận thấy:

− Đồng bản tệ là đồng tiền được yết giá, là đồng tiền cơ bản, đồng tiền hàng hóa. − Đồng ngoại tệ là đồng tiền định giá, là đồng tiền đối ứng, đối khoản của đồng

yết giá

Ví dụ: Tại Mỹ cơng bố tỷ giá USD 1USD = 6,2536 FRF

Đồng tiền yết giá là: USD Đồng tiền định giá: FRT

Yết giá bản tệ (còn gọi là yếu giá kiểu Mỹ) yết giá giản tiếp chỉ được một số nước áp dụng như Anh, Mỹ, Canada, Australia, NewZealand. Cần nói rằng yết giá theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp là theo tập quán. Tuy nhiên, những nước có đồng tiền mạnh, sức mua cao thì yết giá gián tiếp (yết giá bản tệ) còn lại là yết giá trực tiếp (yết giá ngoại tệ)

Trên thị trường hối đối, khi yết giá ngoại tệ thì cần hiểu rằng đó là việc xác định giá cả để mua hoặc bán ngoại tệ. Trong khi yết giá bản tệ thì người ta hiểu đó là việc xác định giá cả để mua hoặc bán ngoại tệ

Tỷ giá được niêm yết bằng cách nào không quan trọng, nhưng cần phải biết vị trí của đồng tiền yết giá và vị trí của đồng tiền định giá để phục vụ cho việc xác định tỷ giá chéo tỷ giá kỳ hạn, cũng như xác định giá mua, giá bán của đồng tiền yết giá.

3.2.4 Các loại tỷ giá thơng dụng

Có nhiều loại tỷ giá khác nhau, phổ biến nhất có các loại tỷ giá sau: tỷ giá NHNN, tỷ giá NHTM và tỷ giá liên ngân hàng, tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá mở cửa, tỷ giá đóng cửa.

Các loại tỷ giá này thường rất khác nhau, do đó cần phân biệt từng loại để tránh nhầm lần trong giao dịch.

Tỷ giá NHNN: là tỷ giá do NHNN xác định và công bố hàng ngày. Tỷ giá này thường

dùng làm tỷ giá tham khảo cho các NHTM và làm tỷ giá tính tốn trong cơng tác kế toán và kế hoạch. Tỷ giá này không áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ. Trong giao dịch mua bán ngoại tệ người ta thường sử dụng tỷ giá của NHTM.

Tỷ giá của NHTM: Trong quan hệ với khách hàng các TNHM luôn phân biệt giữa

khách hàng mua và khách hàng bán ngoại tệ.

Khách hàng Ngân hàng

MUA ngoại tệ Tỷ giá BÁN

BÁN ngoại tệ Tỷ giá MUA

Tỷ giá của NHTM còn phân biệt rõ thêm tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản.

Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá NHTM áp dụng để mua ngoại tệ tiền mặt của khách hàng.

Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá NHTM áp dụng để mua và bán ngoại tệ chuyển khoán với khách hàng. Lưu ý, trong giao dịch ngoại tệ tiền mặt, ngân hàng thường chỉ có mua chứ khơng bán ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng nên ngân hàng chỉ chào tỷ giá mua tiền mặt chứ không chào tỷ giá bán tiên mặt.

Ngồi ra NHTM cịn phân biệt biệt tỷ giá đóng cửa và tỷ giá mở cửa. Sở dĩ như vậy vì tỷ giá trên thị trường thay đổi rất nhanh nên có thể rất khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày giao dịch. Tỷ giá đóng cửa là try giá ở thời điểm cuối giờ giao dịch. Tỷ giá mở cửa là tỷ giá ở thời điểm đầu giờ giao dịch. Thơng thường, tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước bằng tỷ giá mở cửa cảu ngày hơm sau.

Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường ngoại hối

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính (Ngành Tài chính doanh nghiệpCao đẳng) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)