Giao dịch quyền chọn

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính (Ngành Tài chính doanh nghiệpCao đẳng) (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 3 : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

3.3 Các loại giao dịch kinh doanh ngoại hối

3.3.5 Giao dịch quyền chọn

a. Khái niệm

Giao dịch quyền chọn là giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, trong đó người mau quyền chọn có quyền, nhưng khơng bắt buộc phải thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ đã ký kết, nghĩa là trong giao dịch quyền chọn, người mua quyền chọn sau khi ký hợp đồng mua hoặc bán ngoại tệ với nhà kinh doanh ngoại tệ, nhưng diễn biến tỷ giá trên thị trường khơng có lợi cho họ, thì người mua quyền chọn có quyền hủy bỏ hợp đồng mà khơng cần phải thơng báo cho phía đối tác.

Thị trường tài chính Chương 3: Thị trường ngoại hối

b. Đặc điểm của giao dịch quyền chọn

− Người mua quyền chọn không bị ràng buộc bởi hợp đồng quyền chọn đã được ký kết. Hợp đồng quyền chọn là dạng hợp đồng được hủy bỏ vô điều kiện. Đặc điểm này khiến cho người mua quyền chọn được quyền chủ động hoàn toàn, trong việc thực hiện các phương án kinh doanh.

− Trong giao dịch quyền chọn, thì quyền chọn chỉ dành cho phía đối tác giao dịch đó là các khách hàng của ngân hàng. Cịn các ngân hàng là nhà kinh doanh ngoại tệ khơng có quyền đó, họ có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản của hợp đồng quyền chọn.

− Là cơng cụ phịng chống rủi ro hối đoái hiệu quả nhất cho người mua quyền chọn. Đồng thời giao dịch quyền chọn là một công cụ kinh doanh năng động và có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ.

c. Phân loại quyền chọn

Phân loại quyền chọn theo tính chất quyền chọn

Quyền chọn kiểu Châu Âu

Quyền chọn kiểu Châu Âu, chỉ cho phép người mua quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.

Ví dụ: hợp đồng quyền chọn ký này 7/9/2017 với thời hạn 3 tháng. Ngày đến hạn là

ngày 7/12/2017. Nếu người mua muốn thực hiện quyền chọn thì chỉ được phép thực hiện quyền chọn (mua hoặc bán ngoại tệ) vào ngày 7/12/2017 – KHÔNG được thực hiện sớm hơn thời hạn trên.

Quyền chọn kiểu Mỹ

Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền của họ (mua hoặc bán ngoại tệ) vào bất cứ một ngày nào trong thời hạn của hợp đồng quyền chọn – Như vậy, quyền chọn kiểu Mỹ là thoáng hơn, linh hoạt hơn nhiều sơ với kiểu Châu Âu, và giúp người mua quyền chọn lựa chọn phương án lợi nhất.

Phân loại đối tác mua quyền chọn

Quyền chọn mua

Là quyền chọn cho phép khách hàng (người mua “ quyền chọn”) được quyền mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết, hoặc không mua ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết nếu thấy điều đó là có lợi cho bản thân họ. Nói cách khác quyền chọn mua là một hợp đồng giao dịch ngoại tệ, trong đó người mua có quyền nhưng khơng bắt buộc phải thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Trong quyền chọn mua kể từ sau ngày ký hợp đồng dến hạn hợp đồng nếu: − Tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá hợp đồng thì người mua quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng tức là mua ngoại tệ theo tỷ giá hợp đồng.

− Tỷ giá hợp đồng lớn hơn tỷ giá thực tế thì người mua quyền chọn mua sẽ bỏ hợp đồng và mua ngoại tệ trên thị trường (mua giao ngay) theo tỷ giá thực tế.

Quyền chọn bán

Là quyền chọn cho phép khách hàng (người mua “quyền chọn”) được quyền bán ngoại tệ theo hợp đồng đã ký kết, hoặc hủy bỏ hợp đồng (không bán ngoại tệ) nếu diễn biến trên thị trường hối đối có lợi cho họ. Nói cách khác quyền chọn bán là một hợp đồng giao dịch ngoại tệ, trong đó người bán có quyền nhưng khơng bắt buộc phải thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Trong quyền chọn bán, kể từ ngày ký hợp đồng cho đến ngày đáo hạn, nếu: − Tỷ giá hợp đồng > tỷ giá thực tế trên thị trường thì người mua quyền chọn sẽ THỰC HIỆN quyền chọn của mình tức là bán ngoại tệ theo tỷ giá hợp đồng.

− Tỷ giá thực tế > tỷ giá hợp đồng thì người mua quyền chọn sẽ KHƠNG thực hiện quyền chọn (bỏ hợp đồng) và bán ngoại tệ theo tỷ giá thị trường sẽ có lợi hơn.

d. Phí quyền chọn

Phí quyền chọn, cịn gọi là chi phí quyền chọn: Là số tiền mà người “mua quyền chọn” phải trả cho nhà kinh doanh ngoại tệ (các ngân hàng, các tổ chức tài chính) khi mua quyền chọn mua ngoại tệ hoặc khi mau quyền chọn bán ngoại tệ. Nói cách khác đây là số tiền mà khách hàng phải chi ra đổi lấy quyền chọn cho mình.

Về phía người “bán quyền chọn” là người phải thực hiện các điều khoản của hợp đồng quyền chọn, chứ khơng có sự lựa chọn nào khác, do đó để bù đắp rủi ro có thể xảy ra, họ buộc phải thu một khốn phí nhất định – khoản phí quyền chọn này vừa mang tính chất là phí cam kết vừa mang tính chất là chi phí bù đắp thiệt hại khi người mua quyền chọn hủy bỏ hợp đồng.

Phí quyền chọn được tính theo giá trị ngoại tệ mua bán và theo tỷ giá hợp đồng (tỷ giá thực hiện) và thu ngay sau khi hợp đồng quyền chọn được ký kết.

e. Tác dụng của giao dịch quyền chọn

− Giao dịch quyền chọn vừa cho phép khách hàng đảm bảo nhu cầu ngoại tệ trước mắt hoặc trong tương lai, vừa giúp họ lựa chọn phương án giao dịch ngoại tệ tối ưu.

− Là công cụ chống rủi ro hối đối đồng thời là cơng cụ kinh doanh ngoại tệ linh hoạt và có hiệu quả hơn.

− Vì khơng phải cam kết chắc chắn, bất di bất dịch nên người ta có thể lợi dụng nó để kinh doanh ngoại tệ mà khơng cần phải có một số vốn lớn –chỉ cần một số vốn nhỏ và rất nhỏ cũng có thể thực hiện việc kinh doanh quyền chọn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường tài chính (Ngành Tài chính doanh nghiệpCao đẳng) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)