Các kết luận

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và đầu tư xây dựng thiên thanh (Trang 50 - 54)

2.1.1.3 .Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty

3.1. Các kết luận

Q trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Xây Dựng Thiên Thanh chúng ta đã thấy được tình hình tổ chức huy động vốn kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng vốn, những thành cơng cũng như những tồn tại trong q trình sử dụng vốn.

3.1.1. Những kết quả đạt được

Dựa trên quan sát và nghiên cứu thực tế tại Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Xây Dựng Thiên Thanh em thấy hiệu quả kinh doanh của công ty chưa thực sự tốt. Doanh thu của cơng ty có sự sụt giảm bên cạnh đó việc quản trị chi phí chưa thực sự tốt nên hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty thấp hơn so với các năm trước.

Tuy nhiên cũng phải nhắc đến nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tình hình dịch bệnh Covid-19 và các lần giãn cách xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của cơng ty là dù khó khăn nhưng đơn vị vẫn trúng thầu các gói thầu lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam cho thấy uy tín của doanh nghiệp đã được khẳng định, hoạt động kinh doanh từng bước được mở rộng và ngày càng lớn mạnh.

Về sử dụng vốn kinh doanh

Việc đặt ra yêu cầu đáp ứng đủ vốn kinh doanh nhằm trang trải cho mọi hoạt động của công ty là cần thiết để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và mở rộng quy mô. Trong quan hệ giao dịch với khách hàng trên cơ sở xây dựng mối quan hệ lâu dài đã giúp cơng ty có được uy tín thương mại từ phía khách hàng và trên thị trường. Vốn kinh doanh bình quân năm 2019 là 11.348.404.451

đồng và năm 2020 là 11.234.134.796 đồng tức giảm 114.269.655 đồng, tức giảm nhẹ 1,01%. Cụ thể:

+ Vốn lưu động bình quân năm 2020 so với năm 2019 tăng 87.851.557 đồng tương ứng tăng 1,05%.

+ Vốn cố định bình quân năm 2020 so với năm 2019 giảm 202.121.212 đồng tương ứng giảm 6,85%.

Vốn kinh doanh bình qn năm 2020 khơng thay đổi nhiều so với năm 2019 cho thấy quy mô kinh doanh của công ty ổn định, khơng có nhiều biến động lớn.

Về sử dụng vốn lưu động

Công Ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Xây Dựng Thiên Thanh quản trị vốn lưu động chưa thực sự tốt. Cụ thể là các khoản phải thu khách hàng tăng 217.127.434 đồng, tương ứng mức tăng 6,9% cho thấy công tác thu hồi công nợ của công ty chưa thực sự tốt, vốn bị chiếm dụng nhiều, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận.

Về sử dụng vốn cố định

Các TSCĐ được Cơng ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và phân định rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, phòng ban nhằm đảm bảo tài sản dùng đúng mục đích và hiệu quả hơn.

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Xây Dựng Thiên Thanh vẫn còn những hạn chế về vấn đề sử dụng vốn kinh doanh. Những tồn tại này khiến cho hiệu quả kinh doanh của công ty chưa tốt trong hai năm qua. Để công ty tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cơng ty cần tìm ra ngun nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại đó. Một số tồn tại trọng yếu về vốn kinh doanh của công ty như sau:

Về cơng tác phân tích kinh tế

Thực hiện cơng tác phân tích kinh tế bao gồm cả phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa thường xuyên, kịp thời và đầy đủ. Phân tích tài chính cơng ty có vị trí quan trọng cho phép các nhà quản trị nắm rõ tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, cho biết điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở đó để đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn đúng với thực tế tại Công ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Xây Dựng Thiên Thanh.

Tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Xây Dựng Thiên Thanh, cơng tác phân tích tài chính chưa được chú trọng, chỉ được thực hiện 1 năm 1 lần và chỉ mới dừng lại ở việc tính tốn một số chỉ tiêu phân tích theo yêu cầu của việc lập báo cáo tài chính định kỳ. Bên cạnh đó, cơng ty cũng chưa có bộ phận chun trách về cơng tác phân tích kinh tế, hoạt động này vẫn được thực hiện bởi nhân viên phịng kế tốn nên chưa xây dựng được những kế hoạch cụ thể và chi tiết về quản lý và sử dụng vốn, chưa tiến hành phân tích chuyên sâu các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nên cơng ty chưa có những phương án sử dụng vốn tối ưu.

Về sử dụng vốn kinh doanh

Trong năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Công Ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Xây Dựng Thiên Thanh đã giảm so với năm 2019, tức giảm 231.472.015 VNĐ tương ứng giảm 17,8%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2020 giảm nhưng chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng. Năm 2020, thị trường có nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh, các lần giãn cách xã hội đã kéo theo giá thành các vật tư sử dụng cho hoạt động sản xuất tăng cộng với chi phí vận chuyển, lưu kho tăng dẫn đến việc giá vốn tăng lên. Trong năm 2020, Công Ty TNHH Thương Mại Và Đầu Tư Xây Dựng Thiên Thanh cũng đầu tư mở rộng hệ thống showroom bán hàng tại tỉnh Hà Nam nên chi phí quản lý cũng tăng mạnh. Chính vì các nguồn vốn của cơng ty vẫn tăng nhưng lợi nhuận giảm nên tỷ suất sinh lời của

vốn kinh doanh, vốn lưu động, vốn cố định đều giảm, cho thấy năm 2020, công ty hoạt động khơng hiệu quả do khơng kiểm sốt tốt chi phí của mình. Ngồi ra, năm 2020 Công ty chưa đôn đốc thu hồi cơng nợ tốt, khách hàng thanh tốn trả chậm theo tiến độ cơng trình làm cho các khoản phải thu của cơng ty tăng lên đáng kể. Doanh nghiệp bán được hàng nhưng cũng bị chiếm dụng vốn trong một thời gian dài do chưa thu hồi được công nợ khi hết năm tài chính.

Hơn nữa việc điều chỉnh vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động. Cơng tác quản lý vốn kinh doanh khơng dựa trên cơ sở khoa học, phân tích thực tiễn mà chủ yếu là dựa vào cơ sở trực quan, kinh nghiệm nên làm cho việc quản lý và phân bổ vốn của công ty chưa hợp lý.

Về sử dụng vốn lưu động

Hệ số doanh thu trên VLĐ năm 2020 giảm 0,09 lần so với năm 2019, hệ số lợi nhuận trên VLĐ năm 2020 giảm 0,03 lần so với năm 2019 cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình làm giảm hiệu quả kinh doanh. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong và ngồi nước, tình trạng lạm phát cao đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực chung từ đại dịch Covid đầu năm 2020 tác động đến tồn nền kinh tế vì vậy hiệu quả kinh doanh của cơng ty khơng thể tránh khỏi những tác động đó.

Các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng nhất định trong công ty khoảng 37 - 40% có nhiều khách hàng cịn chậm trả, gây ứ đọng vốn dẫn đến sự khó khăn trong thu hồi vốn, thời gian hồn vốn bị kéo dài. Cơng tác xử lý các khoản nợ quá hạn cịn nhiều hạn chế, chưa có biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu. Việc phối kết hợp giữa phịng kế tốn và phịng kinh doanh trong việc thu hồi công nợ cũng như xử lý các khoản nợ đến hạn cũng chưa thực sự tốt. Năm 2020 các khoản phải thu ngắn hạn bình quân là 3.353.464.180 đồng, chiếm 40% trong tổng tài sản ngắn hạn.

Trong thời gian tới cơng ty cần phải có những biện pháp đôn đốc thu hồi công nợ để giảm được khối lượng lớn vốn bị chiếm dụng có như vậy mới có thể đẩy mạnh tốc độ quay vịng vốn và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và đầu tư xây dựng thiên thanh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w