8 Tổng số lao động nghề cá 1.000 người 4.700 4.500 95,
2.1.4. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu thủy sản
Thị trường xuất khẩu thủy sản chịu sự chế định khá khắt khe của các quốc gia nhập khẩu.
Các nước nhập khẩu thủy sản ngày càng gia tăng các biện pháp kiểm soát chất lượng thủy sản nhập khẩu. Từ chỗ kiểm soát trực tiếp sản phẩm, giờ đây, nhiều nước cịn kiểm sốt cả quy trình, chất lượng nuôi trồng, chế biến sản phẩm tại quốc gia xuất khẩu. Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu về thủy sản, hầu hết các vụ gặp khó khăn trong nhập khẩu thủy sản liên quan đến chất lượng sản phẩm. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, các quốc gia càng tăng cường sử dụng hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu thủy sản.
Nhìn chung, các quốc gia nhập khẩu thường đưa ra các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thủy sản theo ba phương thức:
Một là, các quy định về truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thủy sản theo
ngun tắc kiểm sốt từ ao ni đến bàn ăn. Yêu cầu cơ bản của những quy định này là các cơ sở nuôi trồng, vận chuyển, kinh doanh thủy sản phải ghi chép lại
các thông số liên quan đến sản xuất, vận chuyển, chế biến khối lượng sản phẩm theo các tiêu chí, mẫu bảng nhất định cho phép người tiêu dùng có thể truy xuất nhằm biết rõ sản phẩm mà mình tiêu dùng có lý lịch như thế nào. Thực chất đây là biện pháp phòng ngừa từ xa của các nước nhập khẩu thủy sản. Một số nước còn quy định các tiêu chí cụ thể đối với quy trình sản xuất sản phẩm thủy sản và chỉ cho phép các sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn của họ mới được nhập khẩu.
Hai là, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi nước có bộ quy định
của mình về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, trong đó chú trọng các giới hạn cho phép của các chất có thể gây hại cho sức khỏe con người tồn dư trong sản phẩm thủy sản như vi khuẩn, dư lượng chất kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng… Các chỉ tiêu chế biến an toàn, chỉ tiêu an toàn sản phẩm… cũng được chú trọng
Ba là, các quy định về bảo vệ mơi trường. Nhiều nước đưa ra các tiêu chí
khắt khe về bảo vệ môi trường, vào quy trình kiểm sốt hàng thủy sản nhập khẩu. Ví dụ như quy định về bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng của Mỹ. Một số nước sử dụng các quy định này để thực hiện chính sách phân biệt đối xử thương mại với các đối tác của họ.
Ngồi ra có một số nước gắn các điều kiện chính trị với chính sách nhập khẩu, như sản phẩm có xuất xứ từ nước bị phân biệt đối xử về mặt chính trị (cấm
vận) hoặc gắn nhập khẩu với những nhượng bộ chính trị của nước XK (dưới
chiêu bài bảo vệ tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ…).
Thị trường xuất khẩu thủy sản có mức độ cạnh tranh khá cao.
Tính chất cạnh tranh trên thị trường XK sản phẩm thủy sản rất phức
tạp. Một mặt nước nào cũng có hàng hóa thủy sản có thể XK nên đối thủ
cạnh tranh đông đảo và khá khác biệt nhau. Tiếp nữa là cạnh tranh giữa các nước bán cùng một loại hàng, nhất là giữa các nước đang phát triển trên thị
trường của nước phát triển. Do các nước đang phát triển phụ thuộc vào XK
nông sản nên các nước phát triển thường có lợi thế hơn trong thỏa thuận thương mại. Các nước đang phát triển vừa ở vị thế yếu, vừa có nhu cầu cấp
bách về ngoại tệ nên tìm mọi cách tranh thủ bạn hàng dẫn đến cạnh tranh
gay gắt với nhau. Ngồi ra, thị trường XK thủy sản có tính mùa vụ rất lớn,
nên vào thời điểm thu hoạch, các nước XK chịu áp lực rất lớn để có thể bán được hàng.