Sự cần thiết hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở nước ta

Một phần của tài liệu hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 43 - 45)

8 Tổng số lao động nghề cá 1.000 người 4.700 4.500 95,

2.2.2. Sự cần thiết hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở nước ta

Sự cần thiết phải hỗ trợ NTTS XK xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà một số trong những nguyên nhân chủ yếu là:

NTTS là ngành có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nhưng chưa có khả năng và điều kiện khai thác hết.

Với bờ biển dài và diện tích mặt nước ngọt trong nội địa khá lớn, với kinh nghiệm đánh bắt lâu đời, Việt Nam là nước có tiềm năng và thế mạnh để phát triển mạnh ngành thuỷ sản nhưng NTTS nước ta chưa có đầy đủ năng lực khai thác hết lợi thế và tiềm năng (đất đai, mặt nước, điều kiện tự nhiên thuận lợi…). Phần lớn nông dân (trên 70%) chưa qua đào tạo nghề, trình độ kỹ thuật yếu. NTTS chủ yếu theo hộ nơng dân quy mơ nhỏ lẻ, tính liên kết yếu. Hầu hết các sản phẩm NTTS chưa có nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý, giá thành cao, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp,… Nhưng yếu kém nay cho thấy NTTS XK cần được hỗ trợ để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm. Quyết định số 67/1999. Đã khuyến khích các hộ, cá thể xây dựng, phát triển NTTS theo hình thức trang trại, nuôi trồng chế biến thuỷ sản [143]. Ngành thuỷ sản nói chung và NTTS nói riêng đã từng bước góp phần ngày càng lớn mạnh vào việc đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho nhân dân và XK đem về nguồn ngoại tệ cho đất nước. Chính vì thế Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh, cần phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn [23].

1.344 1.338 1.570 1.669 1.570 1.669 1.828 2.003 2.435 2.648 2.859 3.074 3.432 3.696 4.160 4.580 4.850 5.252 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2011 1,000 MT

Wild catch Aquaculture

Màu Xanh: Nuôi trồng thuỷ sản; Màu Cam: khai thác tự nhiên

Biểu đồ 2.1: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam

từ 1995 đến 2011

Nguồn: [87].

Theo dự báo của Trung tâm Thuỷ sản thế giới, đến năm 2020, 40% khối lượng thuỷ sản tiêu thụ trên toàn thế giới sẽ do NTTS cung cấp [4, tr.54]. Tuy nhiên, NTTS quy mô lớn là lĩnh vực mới được phát triển ở nước ta trong một vài thập kỷ nay nên chưa có đủ thực lực để tự phát huy hết tiềm năng của mình. Vì thế, cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Để tận dụng cơ hội XKTS, cần sự hỗ trợ của Nhà nước đối với người NTTS nhằm chủ động cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng và số lượng các sản phẩm thuỷ sản cung cấp cho thị trường, hỗ trợ bảo vệ nguồn thuỷ sản tự nhiên khỏi xu hướng khai thác cạn kiệt, nâng cao giá trị gia tăng mà người NTTS được hưởng trong chuỗi giá trị sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao lợi thế cạnh tranh của những sản phẩm thuỷ sản của ta…

Người nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay có năng lực yếu.

Điểm yếu căn bản là đa phần hộ gia đình NTTS có quy mơ vừa và nhỏ, năng lực vốn, trình độ lao động thấp. Các chủ hộ đa phần chưa qua đại học hoặc chưa được đào tạo nghề. Hiện nay nhiều hộ ni trồng rất khó tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Việc nuôi trồng theo công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất thấp, sản phẩm khơng đồng hạn, khó đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Vì phân tán và nhỏ lẻ nên các hộ gia đình khơng thể liên kết kinh tế, khơng đồng thuận, không tạo nên một sức mạnh và chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm của mình trên thương trường. Tất cả những điểm yếu đó cho thấy, nếu khơng có sự hỗ trợ từ bên ngồi thì hộ gia đình NTTS sẽ gặp nhiều trở ngại trong phát triển.

Yêu cầu sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình ni trồng và chế biến thuỷ sản.

Nhà nước hỗ trợ người NTTS hướng tới việc áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm quốc tế trong sản phẩm XK bao gồm cả tôm và cá biển. Hỗ trợ từ bên ngồi thường hướng đến khuyến khích hàng trăm ngàn cơ sở ni thuỷ sản áp dụng quy trình ni thân thiện với mơi trường, tn thủ quy trình quản lý chất lượng sản phẩm quốc tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo điều kiện để những người nuôi nhỏ lẻ ở vùng nông thôn huy động được nguồn lực bổ sung để tham gia vào tiến trình thực hiện đó cũng như để họ khơng bị mất đi những lợi ích xã hội từ NTTS xuất khẩu.

Những vấn đề đó địi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ hỗ trợ và hướng dẫn người NTTS thực hiện tốt các quy định trên, tránh những rủi ro cho các cơng đoạn khác trong XK hàng hố.

Một phần của tài liệu hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)