Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu của Ấn Độ

Một phần của tài liệu hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 64 - 65)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

2.3.1.2. Kinh nghiệm hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu của Ấn Độ

Ấn Độ chiếm 6% sản lượng thuỷ sản toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc. Theo Phịng Thương mại và cơng nghệ Ấn Độ, mức sản lượng thuỷ sản của Ấn Độ hiện nay là 9,3 triệu tấn và có thể tăng lên 12 triệu tấn vào năm 2015. Trong đó thuỷ sản đánh bắt chiếm 65%, nuôi trồng chiếm trên 30% tổng sản lượng thuỷ sản hàng năm.

Với trên 8.000km bờ biển, 4 triệu ha hồ chứa, 2 triệu ha nước lợ, gần 51.000km2 thềm lục địa, Ấn Độ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển NTTS xuất khẩu, để hỗ trợ NTTS, kêu gọi nước ngoài đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng, vào mạng lưới phân phối và kho lạnh bảo quản để giúp người NTTS XK và các nhà XK bảo quản tốt sản phẩm, tăng giá bán trên thị trường quốc tế.

Để hỗ trợ mở rộng thị trường XK NTTS, Chính phủ Ấn Độ chủ trương giúp các DN XKTS tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại và tìm hiểu các nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường XK. Ngay từ năm 1978 Marine Products Export Development Authority - MPEDA đã thành lập văn phòng xúc tiến thương mại ở Tokyo và năm 1983 thành lập văn phịng thương mại tại New York.

Ngồi ra, Chính phủ Ấn Độ cũng tham gia rất tích cực các chương trình hỗ trợ cho người ni trồng về tài chính, đào tạo ni, khuyến khích chế biến xuất khẩu, bảo quản thuỷ sản sau thu hoạch. Bên cạnh đó, Nhà nước Ấn Độ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nghiên cứu và hợp tác triển khai các chương trình NTTS cộng đồng, xây dựng vùng nuôi thuỷ sản XK bền vững, qua các chương trình hợp tác với một số nước như: Việt Nam, Thái Lan,… Trong đó, sự thành cơng của ni phương pháp thực hành quản lý tốt hơn (BMP) ở Ấn Độ đã cho kết quả tốt, và người nuôi trồng được hỗ trợ bởi một loạt các dịch vụ thiết kế kỹ

thuật từ chính phủ, và các tổ chức phi chính phủ, cũng như từ các cơ quan viện trợ quốc tế [34, tr.57-58].

Tuy nhiên có một vấn đề của ngành thuỷ sản Ấn Độ mà Việt Nam cần rút kinh nghiệm để tránh mắc phải, đó là điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thuỷ sản khá thấp. Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố loại Ấn Độ khỏi danh sách AQSIQ - danh sách các nước được cấp chứng nhận XKTS vào Trung Quốc do Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm tra và kiểm dịch nước này cung cấp. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với ngành thuỷ sản Ấn Độ nói riêng, đối với toàn nền kinh tế Ấn Độ nói chung. Trong năm 2010-2011 Trung Quốc là một thị trường nhập khẩu mạnh của thuỷ sản Ấn Độ chiếm tới 20% tổng kim ngạch XKTS và 15% tổng kim ngạch XK của nước này. Ấn Độ XK 159.000 tấn thuỷ hải sản sang Trung Quốc với giá trị đạt 19,78 tỷ rupe. Trong khi tổng khối lượng thuỷ sản XK của Ấn Độ từ tháng 4 đến tháng 12 đạt 621.577 tấn, trị giá 121,9 tỷ rupe. Năm 2012-2013, theo hệ thống chứng nhận và quy định mới của Trung Quốc tiếp tục ảnh hưởng tới XK của Ấn Độ và việc Nhật Bản phát hiện ethoxyquyn trong thức ăn nuôi tôm của Ấn Độ trên mức cho phép cũng làm giảm XK tơm qua Nhật bản. Vì vậy một số nhà XK tại Odisha và Tây Bengal thiệt hại nặng nề và Chính phủ Ấn Độ đang nhờ sự can thiệp của WTO [69, tr.18].

Một số nhà XK chính ở châu Á bao gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Nhật Bản, Philippines, Myanmar và Hàn Quốc, đã đồng loạt loại Ấn Độ ra khỏi danh sách ( Khơng nhập hàng từ Ấn Độ) vì nước này khơng đáp ứng các yêu cầu quy định của AQSIQ [41, tr.41-43], [119].

Một phần của tài liệu hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)