Các phân tử hữu cơ cũng có momen lưỡng cực, nó là tổng các momen lưỡng cực của các nhóm phân cực có trong thành phần của phân tử. Vì vậy, xung quanh các phân tử đó tạo ra một điện trường thu hút sự định hướng xác định của các phân tử nước, tức là gây nên sự thủy hóa. Đây là sự thủy hóa trung hịa điện. Chỉ một số nhóm nhất định như carboxyl (-COOH), hydroxyl (-OH), aldehyd (-CHO), carbonyl (= CO), imin (= NH), amin (-NH2), amid (= CONH2) mới gây ra sự định hướng (sự thủy hóa) của các phân tử nước lưỡng cực khi ở gần các nhóm đó.
Ngồi ra, các phân tử nước lưỡng cực cịn định hướng gần các nhóm ion hóa, ví dụ: các phần ion hóa của acid amin trong phân tử protein (NH3+; COO-). Đó là sự thủy hóa ion hóa.
Ở gần một nhóm phân cực hay ion hóa có thể có một vài lớp phân tử nước lưỡng cực định hướng tạo nên lớp vỏ thủy hóa, trong đó các lớp trong cùng được định hướng trật tự nhất và liên kết chặt, các lớp tiếp theo lỏng lẻo hơn và các lớp càng xa sự tương tác càng kém và khơng cịn sự thủy hóa nữa. Sự thủy hóa nêu trên là một q trình hóa học gây nên bởi các lực hóa trị nên gọi là sự thủy hóa hóa học. Đó là trạng thái chính của nước trong tế bào. Ngồi trạng thái thủy hóa, trong tế bào nước còn ở trạng thái liên kết cấu trúc (cịn gọi là sự bất động hóa) và trạng thái hút thẩm thấu.
Sự bất động hóa nước có thể xảy ra ở bên trong đại phân tử và trong các khoảng hẹp nằm giữa các đại phân tử cho nên hạn chế sự chuyền của các phân tử nước một cách cơ học.
Trạng thái hút thẩm thấu cũng có thể xảy ra bên trong các đại phân tử cũng như trong các khoảng hẹp giữa chúng. Ở đây, nước bị hút bởi các phần phân tử thấp do các hợp chất cao phân tử phân giải ra.
Trong các quan niệm sau này, các phân tử nước trong cơ thể sống tồn tại ở hai trạng thái:
Một phần nước làm khung (mạng) tạo nên cấu trúc nước (tính sắp xếp thứ tự theo mạng của nước) được hình thành nhờ các liên kết hydrogen giữa các phân tử.
Phần thứ hai lấp đầy các lỗ trống của khung đó.