- Các dạng nước trong cây.
1. Cơ chế hấp thụ chất khoáng.
1.1. Sự thích nghi của bộ rể với chức năng hút khoáng.
Chức năng quan trọng nhất của rễ là hấp thụ nước và các ion khống. Rễ cây có đặc điểm về cấu trúc hình thái, khả năng sinh tr- ưởng và hoạt động sinh lý phù hợp với chức năng hút nước và hút khống của chúng.
Trước hết rễ có những biến đổi để thích nghi với chức năng hấp thụ: vách tế bào biểu bì mỏng, khơng thấm cutin; từ biểu bì hình thành vơ số lơng hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của rễ lên rất lớn; tế bào vỏ rễ có nhiều khoảng gian bào để dự trữ nước và ion khoáng; tề bào nội bì có đai Caspary làm cho rễ có khả năng điều chỉnh dịng vật chất vào trụ mạch dẫn.
Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng trong lịng đất để chủ động tìm nguồn nước và chất dinh dưỡng ni cây. Khả năng này thể hiện ở tính hướng nước và hướng hóa của rễ. Rễ cây có thể đâm sâu 1,5-2 m, có loại rễ đâm sâu từ 5- 10 m. Rễ cây thường lan rộng gấp 2-3 lần tán lá của cây. Nhờ khả năng phân nhánh mạnh, nhất là sự phát triển của hệ thống lông hút nên hệ rễ có bề dài tổng cộng và bề mặt tiếp xúc với đất rất lớn. Số lượng lông hút của rễ các loại cây rất khác nhau. Độ dài chung của rễ các cây trồng đạt tới hàng chục triệu m/ha, tạo nên bề mặt hút thu lớn. Bề mặt tiếp xúc của rễ thường đạt cực đại ở giai đoạn ra hoa. Sự xuất hiện các lơng hút có độ dài 2-3 m làm cho bề mặt hút thu của rễ chốn từ 10-13 lần tổng thể tích của đất. Bề mặt tổng cộng của rễ và lông hút đạt 130 lần lớn hơn bề mặt của bộ phận kí sinh. Hệ rễ của đại mạch đen có 13 815 678 rễ, tổng chiều dài là 623 km, bề mặt tổng cộng là 673.28 m.
Sự phân bố của rễ trong đất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài.