Thành phần khoáng vật đất

Một phần của tài liệu 3072389 (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG II : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.4 Q trình phong hố và hình thành các keo sét

2.4.2 Thành phần khoáng vật đất

Trên đất đồi núi chịu ảnh hưởng của quá trình phong hố feralit mạnh, đã hình thành các khoáng chủ yếu là kaolinite, goethite và một phần

hydromica khi đá mẹ giàu mica; chỉ một phần nhỏ là montmorilonit và

vermiculit.

Các keo hữu cơ khoáng (keo hữu cơ – vô cơ) là dạng phổ biến liên kết các hợp chất mùn với khoáng sét (mùn – Fe hoặc mùn – Al) là phức hệ hấp phụ quan trọng hơn cả, chúng cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thành tạo nên cấu trúc đất, giữ mùn đất và chất dinh dưỡng thực vật. Các keo hữu cơ

Trang 27

chủ yếu là các keo hợp chất mùn, có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với keo vô cơ (cao nhất là 10%, đa số chỉ 1 – 2%). Trong đất các keo âm thường là acid silisic,

acid humic và các loại keo sét chi phối sự trao đổi các cation.

Các keo dương chủ yếu là các oxit Fe và oxit Al trong thành phần khoáng goethite hay gibbsite tồn tại trong môi trường chua mạnh (pH < 5). Chúng quyết định khả năng trao đổi anion thấp của đất rừng. Các keo lưỡng

tính gồm Fe(OH)3, Al(OH)3, CaCO3, protein có thể thay đổi dấu tuỳ theo phản

ứng mơi trường.

Trên nền nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên cao, vỏ thổ nhưỡng nhiệt đới Việt Nam có mức độ phong hoá sâu sắc, các khoáng vật nguyên sinh bị biến

đổi mạnh mẽ nhiều khi khơng cịn dấu vết ở trong đất. Thành phần khống vật

gốc khơng nhất thiết phản chiếu trong thành phần của đất. Chẳng hạn đại đa số các đất phát triển trên đá vơi lại có độ chua mạnh (đất đỏ trên đá vơi thậm chí có pH (KCl) < 4) và độ bão hoà Ca2+ thấp. Đá mẹ phiến thạch mica vốn giàu kali song nhiều đất feralit phát triển trên đá mẹ này vẫn nghèo cả kali tổng số và kali trao đổi. Đặc điểm này thường dẫn đến nhận định cực đoan là khống ngun sinh khơng có vai trị đáng kể trong độ phì nhiêu đất nhiệt đới ẩm.

Những nghiên cứu về khoáng vật Việt Nam cho thấy tình hình khơng hẳn như vậy. Cả khống ngun sinh và thứ sinh đều có vai trị trọng yếu chi phối độ phì nhiêu đất. Nhận định này càng xác đáng đối với đất địa đới vùng

đồi núi, ở đó thành phần cơ giới và keo sét của hầu hết các loại đất bị chi phối

mạnh bởi thành phần khoáng nguyên sinh của đá mẹ.

Đất đồi núi có đới độ cao biến động mạnh từ vài chục mét vùng đồi cho đến 2.000 – 3.000 m vùng núi cao và trải dài qua 15 vĩ độ từ Bắc vào Nam.

Thành phần khoáng vật vừa bị chi phối của đá mẹ vừa chịu tác động của điều kiện hình thành đất của địa phương. Các đất đen dốc tụ trên sản phẩm đá vơi

có thành phần khống khơng đồng nhất với đất đỏ trên đá cùng loại. Đất đen có hàm lượng Ca2+ và độ bão hoà bazơ khá cao. Cũng tương tự như vậy, đá

mẹ phiến thạch mica vốn giàu kali, nên đất hình thành từ đó cũng có hàm

Trang 28

Ở dưới rừng nguyên sinh ít bị tác động xói mịn rửa trơi thì hàm lượng

khoáng nguyên sinh khá cao và thành phần tổng số không khác là mấy so với

đá mẹ. Do đá mẹ bazan nghèo kali, nên các đất hình thành trên bazan cho dù ở

mức độ phát triển nào cũng vẫn nghèo kali. Nguồn cung cấp kali trên đất

bazan nếu tương đối khá là nhờ kali sinh học đi vào đất từ thảm rừng và cây

cỏ thịnh vượng và trên dốc thoải ít bị rửa trơi.Trong đất rừng Việt Nam có mặt hầu hết các nhóm khống sét điển hình: nhóm montmorillonit (montmorillonit, nontronit, beidelit), nhóm kaolinite (kaolinite, haluazite), nhóm hydromica (hydromuscovit, hydrobiotit, vecmiculit) và nhóm hydroxit sắt/nhơm (hematit, goethite, gipxit, hydrodelit). Trong các nhóm này kaolinite và hydroxit sắt nhôm thường chiếm tỷ lệ cao.

Cùng với quá trình phong hố tăng dần, thành phần khoáng cũng tiến hoá theo chiều hướng: vecmiculit illit hydromica kaolinite và hydroxit sắt và hydroxit nhôm (Đỗ Đình Sam và các cộng sự, 2006).

Trang 29

Một phần của tài liệu 3072389 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)