2.1.1.1. Về yêu cầu
Cần phải xây dựng được hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách khoa học và hợp lý, tương đối hoàn chỉnh với những phân hệ chỉ tiêu khác nhau, nhằm đạt được tính đa dạng và phong phú trong nội dung phân tích.
2.1.1.2. Nguyên tắc
Để có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách khoa học và hợp lý, cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Phản ánh mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của hoạt động sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vì hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp được tạo nên bởi các yếu tố về số lượng của kết quả và chi phí, cả hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự tăng giảm các yếu tố này đều dẫn đến sự tăng hay giảm của chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo thống nhất về nội dung và phạm vi tính toán của các chỉ tiêu cùng loại. - Phản ánh mặt lượng trong sự thống nhất với mặt chất của các chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của công công ty. Bởi vì chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tạo nên bởi các yếu tố về số lượng của kết quả và chi phí, cả hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự tăng giảm các yếu tố này đều dẫn đến sự tăng hay giảm của chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định mục đích nghiên cứu tức là phải xác định đúng bản chất, tiêu chuẩn đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh. Chỉ có dựa trên nguyên tắc này hệ thống chỉ tiêu được xây dựng mới có ý nghĩa nghiên cứu sát hợp và có tác dụng thiết thực trong công tác quản lý.
- Hệ thống chỉ tiêu hình thành phải là hệ thống cho phép giải quyết tốt mâu thuẫn giữa nghiên cứu thông tin với khả năng về mọi mặt để thu thập và tính toán các chỉ tiêu nêu ra. Điều đó có nghĩa là cần có sự kết hợp giữa tính lý thuyết, kỳ vọng với tính khả thi, thực tiễn của hệ thống.
- Đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là các chỉ tiêu bao gồm ttrong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Phải có các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh đầy đủ tổng thể nghiên cứu.
2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn lực 2.1.2.1. Chỉ tiêu về nguồn vốn
* Vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là giá trị tài sản cố định (TSCĐ) tính theo giá còn lại. Cần phân biệt vốn cố định và TSCĐ. Xét vốn cố định là xét về mặt giá trị, mặt tài chính. Xét TSCĐ là xét về mặt hiện vật, vật chất. Giá trị TSCĐ có thể tính theo nhiều loại khác nhau còn vốn cố định chỉ xét theo giá còn lại, không tính phần đã khấu hao là bộ phận của vốn khấu hao. Có thể nghiên cứu cấu thành và kết cấu vốn cố định theo các tiêu thức khác nhau: theo nguồn vốn, theo loại TSCĐ, theo các đơn vị thành viên.
* Vốn lưu động
Vốn lưu động trong thương mại là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động (TSLĐ) và tài sản lưu thông (TSLT) (dự trữ thành phẩm, vốn tiền mặt, vốn trong kết toán. Xét TSLĐ và TSLT là xét về hiện vật, vật chất. Xét vốn lưu động là xét về giá trị, tài chính.
Vốn lưu động là chỉ tiêu tuyệt đối, được tính theo đơn vị tiền tệ, theo giá hiện hành, giá so sánh và giá cố định. Vốn lưu động là chỉ tiêu thời điểm. Vì vậy, để biểu hiện quy mô vốn lưu động trong một thời kỳ để tính toán, phân tích các chỉ tiêu có liên quan đến vốn lưu động, cần tính vốn lưu động bình quân.
Cấu thành và kết cấu vốn lưu động có thể được xét theo các tiêu thức: nguồn vốn, vai trò của vốn trong sản xuất (TSLĐ, TSLT) trong đó TSLĐ là bộ phận chủ yếu. Để nghiên
cứu biến động vốn lưu động thường vận dụng các phương pháp dãy số thời gian (khi vận dụng phương pháp này cần chủ yếu rằng vốn lưu động là chỉ tiêu thời điểm), phương pháp bảng cân đối, phương pháp chỉ số (phương pháp này cho phép phân tích biến động của tslđ theo giá hiện hành do ảnh hưởng của các nhân tố: giá và lượng vốn lưu động, phân tích biến động vốn lưu động do ảnh hưởng của các nhân tố: mức tiêu dùng vốn lưu động cho một đơn vị lưu chuyển hàng hoá và quy mô kinh doanh. Một vấn đề quan trọng của thống kê vốn lưu động là tính toán và phân tích chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn. Tốc độ chu chuyển vốn là số vòng quay của vốn lưu động.
* Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của các đơn vị kinh doanh là giá trị các nguồn vốn đã hình thành nên toàn bộ tài sản của đơn vị đó.
Xét theo quy mô, vốn sản xuất kinh doanh được chia làm hai loại: - Vốn đi vay, vốn góp, cổ phiếu, trái phiếu, tổ chức cá nhân.
- Vốn tự có, vốn được cấp ban đầu và vốn bổ sung, vốn tự tích luỹ (từ lợi nhuận), vốn tự tạo ( từ KHTSCĐ chưa đến kỳ trích, tiền lương chưa trả….)
Theo cơ cấu thì vốn gồm có hai loại là vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn kinh doanh là bộ phận chủ yếu của vốn được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của đơn vị. Quy mô vốn sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ.
Theo đặc điểm chu chuyển vốn, vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Theo nguồn vốn, vốn kinh doanh chia ra vốn tự có và coi như tự có, vốn đi vay, vốn liên doanh liên kết.
* Tổng vốn
Tổng vốn của doanh nghiệp là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành lên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác, tổng vốn của doanh nghiệp là hình thái tiển tệ của toàn bộ các giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn và giá trị các TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể nói, tổng vốn của doanh nghiệp bao gồm VCĐ và VLĐ được doanh nghiệp dùng vào quá trình tái sản xuất kinh doanh.
Vốn khấu hao (quỹ khấu hao) là toàn bộ số tiền trích khấu hao được tích luỹ lại đến thời điểm nghiên cứu. Quy mô vốn khấu hao là chỉ tiêu tuyệt đối, được tính theo đơn vị giá trị. Quy mô vốn khấu hao là chỉ tiêu thời điểm. Vốn khấu hao không thuộc thành phần của vốn sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn để tái sản xuất giản đơn tscđ. Cấu thành và kết cấu của vốn khấu hao chủ yếu được xét theo các đơn vị thành viên và theo mục đích sử dụng. Để nghiên cứu biến động vốn khấu hao, chủ yếu thường sử dụng phương pháp dãy số thời gian.
* Vốn đầu tư cơ bản
Vốn đầu tư cơ bản là toàn bộ chi phí để tái sản xuất tscđ. Phải nghiên cứu vdr vì đó là bộ phận của các đơn vị, vì vốn đầu tư cơ bản ngày hôm nay là tscđ và vốn cố định ngày mai. Quy mô, kết cấu, hiệu quả vốn đầu tư cơ bản quy định quy mô, kết cấu, hiệu quả tscđ và vốn cố định.
Quy mô vốn đầu tư cơ bản (K) là chỉ tiêu tuyệt đối, được tính theo đơn vị giá trị, theo các loại giá hiện hành, so sánh và cố định.
*Lượng vốn đầu tư cơ bản (f)
Cốt vật chất của vốn đầu tư cơ bản là xâu lắp dở dang và sửa chữa lớn, hiện đại hoá chưa hoàn thành. Từ đó, giá vốn đầu tư cơ bản chính là giá các yếu tố tạo lên cốt vật chất trên. Quy mô vốn đầu tư cơ bản cũng là chỉ tiêu thời điểm.
Cấu thành và kết cấu vốn đầu tư cơ bản có thể được nghiên cứu theo các tiêu thức: nguồn vốn, mục đích sử dụng (vốn xây lắp KXL, vốn mua sắm KTB, vốn SCL-HĐH, vốn khác), công dụng kinh tế (cho tscđ có tính chất sản xuất KSX và cho tscđ không có tính sản xuất KKSX), tính chất tái sản xuất (tái sản xuất mở rộng KMR và tái sản xuất giản đơn tscđ KGD). Việc nghiên cứu biến động vốn đầu tư cơ bản có thể được thực hiện chủ yếu bằng cách vận dụng các phương pháp dãy số thời gian, chỉ số và bảng cân đối.
2.1.2.2. Chỉ tiêu về lao động
Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất thì lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn lao động sẽ thu được hiệu quả cao trong hoạt động sản kinh doanh.
* Khái niệm
Lao động chính là những người làm việc trong các doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Lao động thương mại gồm những người làm việc trong các doanh nghiệp thương mại do doanh nghiệp quản lý và trả lương. Là chỉ tiêu tuyệt đối thời điểm tính theo đơn vị ngườim 1000 người hoặc triệu người, để so sánh với các chỉ tiêu thời kỳ khác khi tính và phân tích cần tính số lao động bình quân theo thời gian, chỉ tiêu lao động thường được ký hiệu là L. Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Sử dụng tốt nguồn sức lao động biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động
* Các chỉ tiêu thống kê sử dụng lao động
- Số lượng lao động có mặt, ngừng việc, làm việc hàng ngày cũng như trong kỳ nghiên cứu.
- Chất lượng lao động: về trình độ, tay nghề và thâm niên công tác.
Chỉ tiếu số lượng và chất lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định lên quy mô sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm hay lãng phí. Trên cơ sở đó, tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất.
- Quỹ thời gian lao động theo lịch, có thể sử dụng cao nhất theo chế độ, tính theo đơn vị ngày-người và giờ-người.
- Số lao động làm việc thực tế bình quân kỳ nghiên cứu. - Độ dài thực tế bình quân ngày lao động và kỳ công tác.
- Tỷ trọng lao động các nhóm theo mức độ hoàn thành kế hoạch hay mắc lỗi. * Các chỉ tiêu thống kê thù lao lao động:
- Quỹ thù lao lao động
Quỹ thù lao lao động là toàn bộ số tiền để trả thù lao lao động theo số lượng và chất lượng lao động đã bỏ ra kỳ nghiên cứu.
Quỹ thù lao lao động là chỉ tiêu tuyệt đối, được tính theo đơn vị 1000 đồng, triệu đồng …, là chỉ tiêu thời kỳ, thường được tính theo tháng, quý, năm …
Tuỳ thuộc vào mức độ bao gồm bao hàm các phụ cấp lương, ta có các chỉ tiêu quỹ thù lao động khác nhau. Chênh lệch giữa các quỹ này là các hệ số phụ cấp lương.
- Thù lao lao động bình quân
Thù lao lao động bình quân được xác định bằng cách so sánh các quỹ thù lao lao động với các chỉ tiêu chi phí lao động. Cụ thể, chúng ta có mức thù lao lao động giờ, mức thù lao lao động ngày, mức thù lao lao động kỳ. Giữa các chỉ tiêu mức thù lao lao động nói trên có mối quan hệ với nhau:
Fngày = fgiờ . Độ dài thực tế bình quân ngày lao động;
Flđ = fngày . Độ dài thực tế bình quân kỳ công tác.
2.1.2.3. Tài sản cố định
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc, thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm… Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Các chỉ tiêu thống kê tài sản cố định gồm:
-Thống kê số lượng TSCĐ của doanh nghiệp: Số lượng TSCĐ của doanh nghiệp đã đầu tư vào mua sắm, xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng, đã được ghi sổ TSCĐ của doanh nghiệp gọi là số lượng TSCĐ hiện có. Số lượng tài sản hiện có được tính bởi 2 chỉ tiêu: số lượng TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ, số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ.
- Thống kê hiện trạng sử dụng tscđ của doanh nghiệp: Hiện trạng sử dụng TSCĐ phản ánh năng lực của sản xuất hiện tại về TSCĐ của doanh nghiệp. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn (cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình).
- Nghiên cứu thống kê biến động TSCĐ trong kỳ nghiên cứu: TSCĐ của doanh nghiệp luôn có sự biến động theo thời gian do có biến động của quy mô sản xuất kinh doanh. Để nghiên cứu biến động TSCĐ ta có thể sử dụng bảng cân đối TSCĐ. Bảng cân đối TSCĐ
phản ánh khối lượng TSCĐ có đầu kỳ, tăng trong kỳ, giảm trong kỳ, giảm trong kỳ và có cuối kỳ cho tổng số và cho từng loại (hay nhóm) TSCĐ. Tuỳ theo từng thời kỳ mà có thể lập bảng cân đối TSCĐ, chi tiết hoặc đơn giản.
- Thống kê khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp: Khấu hao là sự tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian sử dụng của tài sản đó.
2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.3.1. Doanh thu 2.1.3.1. Doanh thu
* Khái niệm
Doanh thu là giá trị thực tế của toàn bộ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ được trong kỳ. Nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và có liên quan với chi phí đầu vào của doanh nghiệp như mua nguyên vật liệu cho sản xuất, mua hàng hoá để bán. Doanh thu nói chung là số tiền thu được nhờ tiêu thụ hàng hoá hoặc cung cấp các dịch vụ.
Doanh thu của doanh nghiệp thương mại là gì? Hiện chưa có quan niệm rõ ràng về vấn đề này.
- Thứ nhất: Đồng nhất doanh thu và doanh số bán hàng, coi doanh số mua vào chỉ là một bộ phận chi phí kinh doanh như các chi phí khác.
- Thứ hai: Đồng nhất doanh thu với chiết khấu thương mại, coi doanh thu là số tiền thu được do cung cấp dịch vụ hoàn thành, không tính đến sản phẩm chưa hoàn thành.
* Các loại doanh thu
Gồm có doanh thu (gồm doanh thu bán hàng và các khoản doanh thu khác) và doanh thu thuần.
- Doanh thu bán hàng là doanh thu thu được từ dịch vụ bán hàng còn lại sau khi trừ đi thuế, các khoản giảm lãi.
- Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu thuần là cơ sở để xác định lãi, lỗ ròng của hoạt động công nghiệp
của doanh nghiệp. Doanh thu thuần được ký hiệu là DT'. Để tính chính xác chỉ tiêu này thì ta cần phải loại bỏ các khoản sau:
+ Giá trị hàng hoá, vật tư, nửa thành phẩm giao cho bên gia công chế biến;
+ Giá trị sản phẩm, hàng hoá đang gửi bán; dịch vụ hoàn thành đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được chấp thuận thanh toán của người mua;
+ Giá trị hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi chưa được xác định là đã tiêu thụ;
+ Giá trị hàng bán hộ, hàng ký gửi của đơn vị khác. Về loại này chỉ cần quy định cho