Giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích Thống kê tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ vận tải Phú Sơn pdf (Trang 82 - 95)

- Nâng cao chất lượng con người - biện pháp chính để nâng cao chất lượng dịch vụ để mở rộng thị trường tại

Trong bất kỳ một tổ chức nào nếu coi trọng nhân tố con người và đặt con người ở vị trí trung tâm thì xác suất thành công của công ty trên thị trường tăng thêm rất nhiều, chất lượng dịch vụ tăng dần đến hình ảnh, uy tín của công ty tăng từ đó thu hút được nhiều khách hàng vì vậy thị trường của công ty sẽ được mở rộng.

Các sai sót của cán bộ kinh doanh phần lớn là bắt nguồn từ các nguyên nhân: hạn chế về nghiệp vụ, do nhận thức kém nên thiếu trách nhiệm trong khi làm việc.

Số đôgn trang thiết bị hiện đại có hiệu quả đòi hỏi cán bộ nhân viên phải nâng cao trình độ một cách tương ứng với máy móc thiết bị hiện có của công ty.

Xuất phát từ thị trường, xuất phát từ thực trạng chất lượng dịch vụ của công ty vận tải và dịch vụ vận tải và tình hình nhận thức cơ sở về chất lượng dịch vụ của công ty còn mơ hồ, không đầy đủ.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu để theo dõi sự ảnh hưởng của các dịch vụ với khách hàng, thu hút vào dịch vụ đó

Xây dựng được hệ thống chất lượng thì mới có cơ sở để nhân viên thực hiện được dịch vụ có chất lượng như mong muốn.

Xuất phát từ yêu cầu của công ty vận tải và đại lý vận tải, công ty chưa có những chỉ tiêu cụ thể theo dõi tình hình thực hiện chất lượng dịch vụ của cán bộ công nhân viên trong công ty, đánh giá, theo dõi sự thoả mãn của khách hàng về dịch vụ.

- Nâng cao năng lực của cán bộ, đội ngũ cán bộ chuyên môn trong các khâu làm hợp đồng và các thủ tục hành chính

Hợp đồng vận tải nhất là hợp đồng ngoại thương là một vấn đề quan trọng. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong hợp đồng có thể sẽ dẫn đến những thiệt hại vô cùng lớn.

Việc trình bày một hợp đồng rõ ràng, dứt khoát thì không những tạo cảm giác hài lòng cho khách hàng mà còn tránh được những thiệt hại mà công ty có thể phải chịu.

Nâng cao chất lượng trong khâu làm thủ tục hành chính góp phần làm giảm thời gian vận chuyển, nhằm giao hàng đúng thời gian mà khách hàng yêu cầu. Có nghĩa là nâng cao được chất lượng dịch vụ.

Xuất phát từ thực trạng của công ty chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong khâu làm hợp đồng và các thủ tục hành chính.

- Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng làm cơ sở cho công tác cải tiến chất lượng

Để nâng cao được chất lượng dịch vụ thoả mãn được sự mong đợi của khách hàng từ đó mở rộng thị trường của công ty thì phải thu thập được ý kiến của khách hàng về dịch vụ nói chung và dịch vụ mà mình cung cấp nói riêng. Từ đó lấy căn cứ để cải tiến chất lượng dịch vụ, thông qua việc xây dựng các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ cụ thể.

- Tăng cường đầu tư để hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ công tác quản lý cũng như phương tiện trong vận chuyển và giao nhận hàng hoá

Các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý cũng như những phương tiện vận chuyển và giao nhận hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trang thiết bị và phương tiện vận tải có hiện đại thì chất lượng hàng hoá dịch vụ mới cao, không những thế nó còn giúp cho quá trình quản lý và vận tải của công ty được gọn nhẹ và dễ dàng hơn, tiết kiệm được chi phí và thời gian của công ty. Hơn nữa xuất phát từ yêu cầu thực tế yếu kém của công ty đã quan tâm nhiều đến việc máy móc thiết bị nhưng chưa đồng bộ còn thấp.Để thực hiện được điều này thì công ty cần:

+ Đầu tư đổi mới trang thiết bị góp phần giảm được chi phí vận tải. Mà cái bề nổi mà khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ của công ty là cao hay thấp đó chính là giá cước vận chuyển. Theo như đánh giá của các nhà kinh tế vận tải, giá thành chuyên chở hàng hoá bằng container thấp hơn từ 30%-40% giá thành chuyên chở hàng hoá bao gói.

+ Tăng độ an toàn, ít xảy ra tổn thất hàng hoá trong quá trình chuyên chở. Nếu nghiệp vụ xếp hàng vào container, xếp dỡ vận chuyển container đúng quy trình kỹ thuật thì hàng hoá được đảm bảo an toàn hơn nhiều. Chuyên chở hàng hoá bằng container giảm được trên 30% hao hụt so với phương pháp chuyên chở bằng bao gói thông thường.

+ Rút ngắn thời gian hàng hoá năm trong quá trình vận tải.

+ Đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại còn đạt được các mục tiêu thuần tuý về nghiệp vụ kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, tăng độ chính xác của các công việc.

- Xây dựng những chính sách khuyến khích khách hàng

Những chính sách khuyến khích khách hàng là các chính sách quan tâm, ưu đãi mà công ty dành cho đối tượng khách hàng của ty. Ví dụ như chính sách khuyến mãi, tiêu dùng nhiều hàng thì sẽ được giảm giá hay quà tặng, có chính sách ưu đãi riêng đối với những khách hàng thường xuyên và khách hàng quen của ty, các chính sách dịch vụ phụ trợ vận tải cho khách hàng ...Vì những lý do:

- Để tăng sự thoả mãn của khách hàng với dịch vụ mà công ty cung cấp - Để chứng tỏ sự quan tâm săn sóc của công ty với khách hàng.

- Xuất phát từ thực trạng của công ty chưa thực sự quan tâm nhiều đến vấn đề này.

- Cần chú ý xây dựng và phát triển công tác thống kê và phân tích trong công ty

Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau và có sự liên kết gắn bó chặt chẽ. Bởi vậy chỉ có thể tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện, mới có thể giúp cho các doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng, trên cơ sở đó nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu – biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp, đồng thời phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó mà có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh và mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Mặt, qua phân tích kinh tế giúp cho các nhà quản trị tìm ra các bienẹ pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai …vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tài liệu của phân tích kinh tế còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy công ty cần thường xuyên sử dụng các phương pháp thống kê hàng tháng, hàng quý để thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng, thấy được những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó kịp thời phát hiện những tồn tại và năng lực tiềm tàng của công ty và từ đó mà có những chính sách và quyết định quản lý hợp lý và có hiệu quả.

- Tính cực chủ động khai thác các nguồn hàng

Nguồn hàng không ngừng thay đổi về thời gian, không gian, cơ cấu, nhu cầu. công ty cần phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi của các nguồn hàng hiện có, vừa phải tìm các nguồn hàng mới, cần chủ động nghiên cứu và khai thác thị trường tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng trong tương lai.

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau. Vì vậy chỉ có thể tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện mới có giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu thống kê của doanh nghiệp. Đồng thời phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạch của trong sự tác động lẫn nhau giữa các chỉ tiêu. Từ đó có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp. Mặt khác qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, giúp cho các nhà doanh nghiệp tìm ra biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, tài sản … vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tài liệu phân tích thống kê tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn là căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, đến nay công ty Phú Sơn đã có bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, cả về lực lượng lao động, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,...

Với cơ cấu tổ chức trực tuyến gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ trẻ, năng động đã góp phần đưa công ty không ngừng phát triển. Các hoạt động về quản trị nhân lực, tổ chức lao động,... được công ty thực hiện khá tốt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tr.KTQD – Kh.Thkê – PGS.TS Trần Ngọc Phác – TS. Trần Thị Kim Thu (2006) - Giáo trình lý thuyết thống kê.

2. Tr.KTQD – Kh.Thkê- Bộ môn thống kê kinh tế (1999). Giáo trình thống kê thương mại. 3. Tr.KTQD – TS. Nguyễn Đăng Phúc (2003).Phân tích kinh tế doanh nghiệp – Lý thuyết và thực hành.

4. Tr.KTQD – Kh.Thkê- Bộ môn thống kê kinh tế - PGS.TS Nguyễn Công Nhự (2004).Giáo trình thống kê công nghiệp.

5. Tr.KTQD – Kh. Thkê-bộ môn thốn kê kinh tế - TS. Phan Công Nghĩa (2002) .Giáo trình thống kê kinh tế, tập I.

6. PGS.PTS.Phạm Ngọc Kiểm (1999).Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ca doanh nghiệp ở Việt Nam.

7. PGS.TS Trần Ngọc Phác, Trần Phương (2004). Ứng dụng SPSS để xử lý tài liệu thống kê

8. Tr.KTQD - Kh. ĐTư (2004). Giáo trình kinh tế đầu tư. 9. Tạp chí Giao thông vận tải (2006).

10. Luận văn các năm.

11. Tr.Ktqd – Kh.Kế toán – PGS.PTS Phạm Thị Gái (1997). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh.

12. Tr.đhKTtpHcm (1994). Giáo trình thống kê doanh nghiệp. 13. Tài liệu hoạt động sản xuất kinh doanh các năm của công ty.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ... 4

1.1. Những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh ... 4

1.1.1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh ... 4

1.1.1.1. Hoạt động sản xuất ... 4

1.1.1.2. Hoạt động kinh doanh ... 4

1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của hoạt động sản xuất kinh doanh ... 5

1.1.2.1. Ý nghĩa của HĐSXKD ... 5

1.1.2.2. Vai trò của HĐSXKD ... 6

1.1.3. Các hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh ... 7

1.1.3.1. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh ... 7

1.1.3.2. Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh ... 7

1.1.3.3. Theo hình thức sở hữu vốn kinh doanh ... 8

1.2. Một số đặc điểm chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ vận tải ... 8

1.2.1. Hoạt động kinh doanh thương mại ... 9

1.2.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh thương mại ... 9

1.2.1.2. Mục đích của hoạt động kinh doanh thương mại ... 9

1.2.1.3. Vai trò và tác dụng của hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại ... 10

1.2.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ... 10

1.2.2.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh dịch vụ ... 10

1.2.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ ... 10

1.2.2.3. Các loại hình hoạt động kinh doanh dịch vụ ... 11

1.2.3.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh vận tải ... 12

1.2.3.2. Đặc điểm kinh doanh vận tải ... 12

1.2.4. Các chức năng cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ vận tải ... 13

1.3. Tổng quan về công công ty ... 13

1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ... 13

1.3.1.1. Quá trình thành lập ... 13

1.3.1.2. Quá trình phát triển...14

1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ... 15

1.3.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty ... 16

1.3.3.1. Đặc điểm về vị trí ... 16

1.3.3.2. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh ... 16

1.3.3.3. Đặc điểm về loại hình kinh doanh ... 17

1.3.3.4. Đặc điểm về vốn ... 18

1.3.3.5. Đặc điểm về lao động ... 19

1.3.3.6. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ vận tải... 20

1.3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ... 22

1.3.4.1. Cơ cấu tổ chức các phòng ban ... 22

1.3.4.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của ty ... 24

1.3.5. Số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2000 – 2006 . 26 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI 27 2.1. Xác định hệ thống chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng ... 27

2.1.1. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ... 27

2.1.1.2. Nguyên tắc ... 27 2.1.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh nguồn lực ... 28 2.1.2.1. Chỉ tiêu về nguồn vốn ... 28 2.1.2.2. Chỉ tiêu về lao động ... 30 2.1.2.3. Tài sản cố định ... 32

2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .. 33

2.1.3.1. Doanh thu ... 33

2.1.3.2. Lợi nhuận ... 34

2.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ... 35

2.1.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn ... 35

2.1.4.2. Hiệu quả sử dụng lao động ... 35

2.1.4.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định ... 35

2.2. Các phương pháp thống kê đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ... 36

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả ... 36

2.2.1.1. Phương pháp phân tổ ... 36

2.2.1.2. Phương pháp đồ thị ... 38

2.2.1.3. Bảng thống kê ... 41

2.2.2. Phương pháp phân tích thống kê ... 43

2.2.2.1. Phương pháp dãy số thời gian ... 43

2.2.2.2. Phương pháp sử dụng hệ thống chỉ số ... 47

2.2.2.3. Phương pháp dự đoán thống kê ... 49

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2000-2006 ... 54

3.1. Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ... 54

3.2.1.1. Phân tích chỉ tiêu vốn kinh doanh ... 54

3.1.1.2. Phân tích chỉ tiêu số lượng lao động ... 59

3.1.2. Phân tích chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh ... 61

3.1.2.1. Chỉ tiêu doanh thu ... 61

3.1.2.2. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận ... 67

3.1.3. Phân tích chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh... 71

3.1.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động ... 71

3.1.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn ... 72

3.2. Một số kiến nghị và giải pháp ... 78

3.2.1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh ... 78

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phân tích Thống kê tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ vận tải Phú Sơn pdf (Trang 82 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)