Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (Trang 53 - 57)

Bộ dữ liệu dùng để chạy mơ hình là dữ liệu bảng có cấu trúc cân xứng bao gồm 95 quan sát phù hợp với yêu cầu của mơ hình hồi quy.

Kết quả thống kê mô tả các biến được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.1: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Trung vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ bất cân xứng Độ nhọn LIQ 95 1.554 1.422 1.152 0.244 8.200 3.250 13.480 P/B 95 0.713 0.508 0.640 - 0.740 2.500 0.386 5.185 SIZE 95 5.861 0.458 5.857 4.920 6.999 0.116 2.884 P/E 95 12.357 20.167 6.840 - 3.830 145.580 3.250 13.480 D/A 95 62.605 24.825 62.427 10.652 156.389 0.423 4.687 FCF 95 5.668 88.001 4.575 - 569.022 439.599 - 1.330 28.874 GTA 95 11.670 25.274 8.987 - 72.137 76.182 0.018 3.681 ROA 95 7.681 16.116 7.826 - 74.858 58.840 - 2.043 15.899 RFOA 95 2.258 14.561 1.429 - 27.179 50.594 1.075 4.900

Với LIQ: Tỷ lệ thanh khoản hiện hành; P/B: Tỷ số P/B; SIZE: Quy mô doanh nghiệp; P/E: Tỷ số P/E; D/A: Tỷ lệ nợ; FCF: Tỷ lệ dòng tiền tự do; GTA: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản; ROA: Tỷ số ROA; RFOA: Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần

Với kết quả tính tốn được trong bảng 4.1 có thể rút ra các nhận xét sau:

- Tỷ lệ thanh khoản hiện hành (LIQ): từ bảng 4.1 ta có thể thấy giá trị LIQ dao động từ 0.244 đến 8.200 với giá trị trung bình là 1.554 và được thể hiện qua độ lệch chuẩn là 1.422, giá trị này lại tương đối nhỏ nhất trong bảng thống kê mô tả, đều này cho thấy khơng có sự thay đổi q lớn trong mơ hình, tuy nhiên tỷ lệ thanh khoản hiện hành lại có độ bất cân xứng lớn nhất với kết quả tính tốn được là 3.250 đồng nghĩa với việc phân phối sẽ lệch hướng về phía bên phải.

- Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách (P/B): Giá trị độ lệch chuẩn của giá trị thị trường so với giá trị sổ sách là 0.508, cùng với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất dao động từ -0.740 đến 2.500 và giá trị trung bình lại thấp nhất trong các biến có trong mơ hình với giá trị là 0.713, từ đó cho thấy nhìn chung biến giá trị thị trường/giá trị sổ sách là rất thấp so với các biến khác còn lại.

- Quy mơ doanh nghiệp (SIZE): giá trị trung bình của quy mơ doanh nghiệp là 5.861 cho thấy quy mô tương đối cao và với giá trị của độ lệch chuẩn là 0.458 còn cho chúng ta biết rằng quy mô của các doanh nghiệp là tương đối tương đồng trong nghiên cứu, tuy nhiên độ nhọn của mơ hình chỉ có 2.884 đều này nói lên rằng quy mơ của các doanh nghiệp trong nghiên cứu này không lớn lắm.

- Giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E): với kết quả tính tốn được với giá trị của P/E dao động từ -3.830 đến 145.580 có thể thấy mức độ dao động là tương đối lớn, trong khi đó giá trị độ lệch chuẩn lại tương đối cao với 20.167, tuy nhiên giá trị trung bình lại được đánh giá là tương đối thấp chỉ với 12.357, và độ bất cân xứng của biến là 3.250 thể hiện sự lệch của phân phối là về phía bên phải trong mơ hình nghiên cứu.

- Tỷ lệ nợ (D/A): ta thấy giá trị trung bình là cao nhất trong tất cả các biến nghiên cứu với giá trị là 62.605, với độ lệch chuẩn là 24.825 là rất cao cho thấy độ phân tán dữ liệu là rất cao, giá trị độ bất cân xứng và độ nhọn lần lượt là 0.423 và 4.687 thể hiện mức độ trung bình trong mơ hình nghiên cứu này, đều này cũng nói lên các doanh nghiệp chưa cho thấy sự cải thiện trong tổng số nợ của mình.

- Tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF): kết quả từ bảng 4.1 có thể thấy rất rõ sự dao động của dòng tiền tự do là rất lớn từ -569.022 đến 439.599 với độ lệch chuẩn là 88.001 cao nhất so với các biến có trong mơ hình, giá trị độ bất cân xứng của biến X1 trong mơ hình là -1.330 cho thấy phân phối sẽ lệch về phía bên trái và giá trị trung bình là 5.668 tương đối thấp trong mơ hình nghiên cứu.

- Tăng trưởng tổng tài sản (GTA): giá trị của X6 dao dộng từ -72.137 đến 76.182 thể hiện sự dao động là tương đối cao được thể hiện thông qua giá trị độ lệch chuẩn 25.274 xếp vị trí thứ hai trong các biến có trong mơ hình, bên cạnh đó

giá trị trung bình cũng có giá trị cao thứ ba với giá trị 11.670 tuy nhiên độ bất cân xứng là 0.018 cho thấy mức độ tăng trưởng là không quá cao.

- Khả năng sinh lời/Tổng tài sản (ROA): với giá trị trung bình của khả năng sinh lời/Tổng tài sản là 7.681 nhìn chung là chưa cao so với hiện giờ đa số các doanh nghiệp ln có lợi nhuận trong q trình kinh doanh, đặc biệt là trong khi đó giá trị độ lệch chuẩn của biến ROA là tương đối cao so với các biến trong mô hình với giá trị 16.116, tuy nhiên độ bất cân xứng là -2.043 lại cho thấy sự phân bổ của biến là bị lệch về phía trái.

- Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA): giá trị của biến RFOA dao động từ - 27.179 đến 50.594 là không quá lớn, tuy nhiên độ lệch chuẩn lại tương đối cao với giá trị là 14.561 cho thấy ở hiện tại khơng có sự cách biệt q lớn về dịng tiền giữa các doanh nghiệp.

Sau khi đưa ra một số nhận xét về các biến có trong bảng thống kê mô tả trên, tác giả sẽ tiếp tục đi phân tích và làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản qua việc phân tích sự tương quan và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của các biến có trong mơ hình như: Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách (P/B), Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Giá trị thị trường/Thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E), Tỷ lệ nợ (D/A), Tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF), Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA), Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA) thông qua chỉ số là tỷ lệ thanh khoản hiện hành – Current ratio (LIQ).

Bảng 4.2: Ma trận tương quan của các biến độc lập

Với LIQ: Tỷ lệ thanh khoản hiện hành; P/B: Tỷ số P/B; SIZE: Quy mô doanh nghiệp; P/E: Tỷ số P/E; D/A: Tỷ lệ nợ; FCF: Tỷ lệ dòng tiền tự do; GTA: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản; ROA: Tỷ số ROA; RFOA: Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần

Kết quả tính tốn được từ bảng 4.2 cho thấy các hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mơ hình cho thấy biến tỷ lệ nợ (D/A) giải thích được sự tương quan tương rõ nhất đối với biến tỷ lệ thanh khoản hiện hành (LIQ), ngược lại biến giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ số P/E (P/E), tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF), tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA), tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA) và biến tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA) giải thích khơng tốt lắm đối với biến tỷ lệ thanh khoản hiện hành – Current ratio (LIQ). Kết quả cho thấy do các biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8 nên có thể kết luận rằng hiện tượng đa cộng tuyến là không nghiêm trọng và xảy ra giữa các biến là rất thấp. Tuy nhiên để có thể khẳng định một cách thuyết phục hơn là hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến là không nghiêm trọng tác giả sẽ thực hiện kiểm định đa cộng tuyến bằng kiểm định VIF và kết quả thu được ở bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến độc lập trong mơ hình

Với P/B: Tỷ số P/B; SIZE: Quy mô doanh nghiệp; P/E: Tỷ số P/E; D/A: Tỷ lệ nợ; FCF: Tỷ lệ dòng tiền tự do; GTA: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản; ROA: Tỷ số ROA; RFOA: Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần

(Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả)

VIF (Variance Inflation Factor) là chỉ tiêu được dùng để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của phương trình hồi quy. Nếu giá trị VIF lớn hơn 10 thì kết luận rằng có hiện tương đa cộng tuyến nghiêm trọng xảy ra, ngược lại nếu giá trị VIF nhỏ hơn 10 thì khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng xảy ra. Với kết quả tính tốn được từ bảng 4.3 trên cho thấy giá trị VIF của các biến tỷ số giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B), quy mô doanh nghiệp (SIZE), Giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E), tỷ lệ nợ (D/A), tỷ lệ dòng tiền tự do

(FCF), tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA), tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA) đều nhỏ hơn 10 nên kết luận rằng khơng có hiện tương đa cộng tuyến nghiêm trọng xảy ra. Như vậy có thể khẳng định lại một lần nửa rằng từ việc kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến VIF và ma trận tương quan thì mơ hình nghiên cứu hồn tồn khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng giữa các biến độc lập với nhau.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (Trang 53 - 57)