Các kiểm định và lựa chọn các biến đối với tỷ lệ thanh khoản hiện

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (Trang 57 - 61)

Để kiểm định xem mơ hình Fixed Effect Model hay Random Effect Model là mơ hình phù hợp hơn trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản tác giả sử dụng kiểm định Hausman-test để làm rõ vấn đề trên.

Kết quả chạy kiểm định Hausman sẽ được tác giả trình bày và giải thích qua bảng 4.4 dưới đây như sau:

Bảng 4.4: Kiểm tra Fixed Effect và Random Effect bằng Hausman

Với P/B: Tỷ số P/B; SIZE: Quy mô doanh nghiệp; P/E: Tỷ số P/E; D/A: Tỷ lệ nợ; FCF: Tỷ lệ dòng tiền tự do; GTA: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản; ROA: Tỷ số ROA; RFOA: Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần

Kết quả trên cho thấy giá trị P-value của mơ hình là 0.0009 < 0.05, với độ tin cậy 95%, tác giả có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 và đi đến kết luận là đối với mơ hình đề xuất trong nghiên cứu, việc sử dụng mơ hình tác động cố định (Fixed Effect – FEM) là phù hợp hơn và giải thích được tốt hơn mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect – FEM) về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính thanh khoản của doanh nghiệp, nên tác giả sẽ sử dụng mơ hình tác động cố định – FEM trong nghiên cứu này. Kết quả thu được với mơ hình tác động cố định – FEM được trình bày ở bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5: Mơ hình tác động cố định (Fixed Effect)

Với LIQ: Tỷ lệ thanh khoản hiện hành; P/B: Tỷ số P/B; SIZE: Quy mô doanh nghiệp; P/E: Tỷ số P/E; D/A: Tỷ lệ nợ; FCF: Tỷ lệ dòng tiền tự do; GTA: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản; ROA: Tỷ số ROA; RFOA: Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần

Với kết quả trên bảng 4.5 (mơ hình tác động cố định), mơ hình hồi quy được viết lại dưới dạng sau:

LIQ = 1.673 + 0.100*P/B + 0.231*SIZE + 0.0003*P/E – 0.024*D/A – 0.0003*FCF – 0.001*GTA – 0.007*ROA + 0.001*RFOA

Từ bảng kết quả trên ta có thể thấy với giá trị của các biến trong mơ hình thì biến tỷ lệ nợ (D/A) có ý nghĩa tại mức 1% và có tác động lớn nhất và giải thích rõ nhất tới tỷ lệ thanh khoản hiện hành và có mối tương quan ngược chiều với thanh khoản. Kết quả về mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ và thanh khoản công ty trong nghiên cứu này là giống với kỳ vọng trước đó của tác giả và tương đồng so với các nghiên cứu trước đó như của: Opler và cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2004), Afza và Adnan (2007), Chen và Mahajan (2010) và Gill và Mathur (2011). Mặc dù 7 biến giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E), tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF), tăng trưởng tổng tài sản (GTA), quy mô doanh nghiệp (SIZE), giá trị thị trường/ giá trị sổ sách (P/B), tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA) là khơng có ý nghĩa đối với mơ hình tuy nhiên nghiên cứu nhận thấy đây là các yếu tố phản ánh đúng tình trạng chung của các doanh nghiệp tại Việt Nam nên cần thiết để xem xét các yếu tố đó, và có thể kết luận rằng các biến giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B), quy mô doanh nghiệp (SIZE), giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E), tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA), tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA), tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ dịng tiền tự do (FCF) chưa có bằng chứng thống kê cho thấy là các yếu tố này có tác động đến khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp.

Với mẫu nghiên cứu dữ liệu giai đoạn 2010 – 2014 của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên sàn giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) mang dấu âm (–). Điều này xảy ra có thể do cách tính của ROA khi mà lợi nhuận được tính bao gồm lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Có thể giá trị tồn tại lãi vay lớn trong cơ cấu lợi nhuận trong cách tính đã làm ROA có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản. Tương tự, biến tỷ số nợ tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản cho thấy nợ càng cao thanh khoản của doanh nghiệp càng thấp.

Nghiên cứu cũng cho thấy hệ số của tỷ số P/B, P/E mang dấu dương (+) chứng tỏ khả năng thanh khoản của doanh nghiệp sẽ tốt hơn nếu 2 tỷ số này lớn. Điều này cho thấy khi thị giá của doanh nghiệp cao giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn dễ dàng trên thị trường. Bên cạnh đó, giá trị cổ phiếu cao cũng giúp nhà đầu tư, đối tác, nhà cung cấp tín dụng tin tưởng và hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp khi cần thiết. Cùng với đó, tác giả xét giá trị R-sq để đo lường sự

thay đổi của biến phụ thuộc thông qua các biến độc lập, kết quả thu được trong mơ hình giá trị R-sq = 0.3179 thể hiện được rằng mơ hình giải thích được 31,79% sự thay đổi của tỷ lệ thanh khoản hiện hành (LIQ) thông qua các biến tỷ số giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phân (P/E), tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ số giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B), tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA), tỷ lệ nợ (D/A), tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA).

Tóm tắt:

Trong nội dung chương 4 tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng phân tích số liệu và kiểm định các hiện tương giữa các biến thông qua việc kiểm định tương quan và hệ số nhân tử phóng đại phương sai, để từ đó đưa ra những nhận xét một cách khái quát về các biến dựa trên bảng thống kê mô tả từ các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất,… Cùng với số liệu thu thập được tác giả cũng đã thực hiện mơ hình hồi quy dựa trên mơ hình tác động cố định, từ mơ hình này tác giả sẽ nhận xét về các biến tác động đến thanh khoản công ty như thế nào và cũng làm tiền đề để đưa ra những mặt hạn chế cũng như những đề xuất để phục vụ cho việc nghiên cứu sau này và sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Ở chương 4 tác giả đã đi phân tích chi tiết về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản thơng qua việc phân tích những kết quả từ mơ hình hồi quy, đồng thời tác giả cũng đi phân tích ý nghĩa của các hệ số tương quan dựa trên các kết quả tính tốn được. Trong chương này tác giả sẽ đi tổng hợp lại kết quả và các vấn đề cốt lõi , bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra những mặt hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất những ý kiến phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo nhằm tăng khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (Trang 57 - 61)