Ký hiệu và cách tính các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (Trang 44)

Biến Định nghĩa Đơn

vị Cách tính

Kỳ vọng

LIQ Khả năng thanh toán

hiện hành Lần Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

P/B Tỷ số P/B Lần Giá trị thị trường/Giá trị sổ sách −

SIZE Quy mô doanh nghiệp Lần Log(Tổng tài sản) +

P/E Tỷ số P/E Lần Giá trị thị trường/Thu nhập trên

mỗi cổ phần (EPS) −

D/A Tỷ lệ nợ % Tổng nợ/Tổng tài sản −

FCF Tỷ lệ dòng tiền tự do % (Lợi nhuận sau thuế + Khấu

hao)/Doanh thu +

GTA Tăng trưởng tổng tài

sản %

(Tổng tài sảnnăm t – Tổng tài

sảnnăm t – 1)/Tổng tài sảnnăm t – 1 + ROA Tỷ suất sinh lời/tổng tài

sản %

Lợi nhuận trước thuế và lãi

vay/Tổng tài sản +

RFOA Tỷ lệ lưu chuyển tiền

thuần %

Lưu chuyển tiền thuần từ

HĐSXKD/Tổng tài sản +

3.3. Định nghĩa và đo lường các biến 3.3.1. Biến phụ thuộc 3.3.1. Biến phụ thuộc

Tỷ lệ thanh khoản hiện hành (Current ratio) là tỷ lệ giữa tài sản lưu động và giá trị nợ ngắn hạn phải trả trong cùng kỳ, phản ánh khả năng thanh toán khoản nợ hiện tại của doanh nghiệp, chỉ số này được đo lường như sau:

Tỷ lệ thanh khoản hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa:

Chỉ số này cho biết khả năng thanh khoản của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ cơng ty càng có nhiều khả năng sẽ hồn trả được hết các khoản nợ nhưng nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tích cực bởi vì nó cho thấy cơng ty hiện đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả, ngược lại tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy cơng ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng khơng trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là cơng ty đó sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn để chi trả các khoản nợ của công ty.

3.3.2. Biến độc lập

Tỷ lệ nợ (D/A)

- Tỷ lệ nợ là tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tổng số nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Các cổ đông luôn mong muốn tỷ số nợ cao vì như vậy sẽ làm gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đơng, nhưng ngược lại các chủ nợ thì thích tỷ lệ này thấp vì như vậy cơng ty sẽ có khả năng trả được nợ cao hơn. Tuy nhiên muốn đánh giá chính xác được tỷ lệ này là cao hay thấp ta phải so sánh với tỷ lệ nợ của bình quân ngành.

- Tỷ lệ nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ cho các chủ nợ càng cao trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.

- Tỷ lệ nợ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mơ doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thơng thường thì các doanh nghiệp duy trì ở mức 60/40 là có thể chấp nhận được.

Tỷ lệ nợ được tính tốn như sau:

Tỷ lệ nợ (%) = Tổng nợ

Tổng tài sản𝑥 100

Ý nghĩa:

Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp là như thế nào. Nếu tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đi vay ít và cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ trong tài chính cao, tuy nhiên nó cịn cho thấy rằng ở

đây doanh nghiệp chưa biết cách khai thác hiệu quả địn bẩy tài chính (chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay). Ngược lại, nếu tỷ lệ này q cao thì có thể hiểu là doanh nghiệp khơng có thực lực tài chính mà chủ yếu là đi vay để kinh doanh, thể hiện mức rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Tăng trưởng tổng tài sản

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản là tỷ lệ thể hiện sự thay đổi các giá trị của tổng tài sản qua các năm, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn năm hiện tại. Tỷ lệ này được xác định như sau:

Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (%) = Tổng tài sản t – Tổng tài sảnt - 1

Tổng tài sảnt - 1 𝑥 100

Ý nghĩa:

- Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của kỳ trước so với kỳ hiện tại mà bằng 0 thì tỷ lệ này là không xác định.

- Tăng trưởng tài sản không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn tốt, tỷ lệ tăng trưởng tài sản phụ thuộc vào các yếu tố: mục đích tăng trưởng tài sản, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào,… Nếu doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư thì việc tăng trưởng tài sản là một dấu hiệu tốt.

Tỷ lệ dòng tiền tự do

Dòng tiền tự do là số tiền từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tạo ra sau khi đã tính tốn các chi phí, nếu dịng tiền tự do cao thì doanh nghiệp sẽ có đủ khả năng để mở rộng kinh doanh, thanh tốn các khoản nợ,… Tỷ lệ dịng tiền tự do được đo lường như sau:

Tỷ lệ dòng tiền tự do (%) = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao

Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố được xem xét và nghiên cứu trong việc tác động đến thanh khoản hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nếu quy mô doanh nghiệp lớn thì có thể nói một phần là doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả, nhưng chưa thể xác định được một cách chính xác về yếu tố này. Nếu quy mơ có mối tương quan cùng chiều với khả năng thanh khoản của doanh nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp càng mở rộng quy mơ thì khả năng thanh khoản càng tăng, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của mình. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan ngược chiều chứng tỏ nếu mở rộng quy mơ thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của doanh nghiệp tăng cao, trong đó có rủi ro thanh khoản.

Trong bài nghiên cứu này tác giả tính tốn quy mơ doanh nghiệp theo công thức sau:

Quy mô doanh nghiệp = Log(Tổng tài sản)

Tỷ số P/E

Tỷ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu. Trong đó, giá thị trường của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận sau thuế mà công ty chia cho các cổ đơng thường trong năm tài chính gần nhất. Tỷ số P/E được xác định như sau:

Tỷ số P/E = Giá trị thị trường của cổ phiếu Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)

Ý nghĩa:

Tỷ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đốn cơng ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ

tức cao. Thông thường tỷ số P/E trung bình trên thị trường thường dao động trong khoảng từ 15 – 25, tuy nhiên sự dao động này phần lớn phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế nên có thể dao động ngồi vùng trên và tỷ số P/E cũng sẽ rất khác nhau giữa các công ty và các ngành, lĩnh vực kinh doanh.

Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm và một số nhà đầu tư có cộng cả chi phí lãi vay vào thu nhập ròng trong cơng thức tính tốn trên vì họ thích sử dụng doanh thu hoạt động trước lãi vay. Cơng thức tính như sau:

Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tổng tài sản x 100

ROA sẽ cung cấp cho các đối tượng liên quan các thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các cơng ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Tài sản của một cơng ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì cơng ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà nó bỏ ra để chi cho các hoạt động đầu tư, đó hiển nhiên khơng phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là cơng ty đang bỏ túi một món lời.

Tỷ số P/B

Chỉ số P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính tốn bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Tỷ số P/B được xác định theo cơng thức sau:

Tỷ số P/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Đối với các nhà đầu tư, tỷ số P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.

Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.

Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của cơng ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của cơng ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho cơng ty, tạo dịng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đơng. Ngược lại, nếu một cơng ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy cơng ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.

Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các cơng ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.

Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần

Dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là dịng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thơng tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngồi. Thơng tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụng kết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu trong công ty, trong một thời gian dài cần thiết phải tạo ra dịng tiền dương thì cơng ty mới có khả năng tồn tại đều đó thể hiện tiền thu bán hàng lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Mặc khác, tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần được xem là như một khoảng chủ yếu để đo

lường tính thanh khoản của cơng ty. Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần được xác định như sau:

Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (%) = Lưu chuyển tiền thuần từ HĐSXKD

Tổng tài sản 𝑥 100

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Các chỉ tiêu tài chính cần thiết của mơ hình được tính tốn và tổng hợp theo từng năm với việc sử dụng phương pháp định lượng bằng phần mềm Stata 12, sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng để phân tích tác động của 8 yếu tố (Tỷ lệ dòng tiền tự do – FCF, Quy mô doanh nghiệp – SIZE, Tăng trưởng tổng tài sản – GTA, Tỷ lệ nợ – D/A, giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phần – P/E, giá trị thị trường/giá trị sổ sách – P/B, Tỷ suất sinh lời/tổng tài sản – ROA và Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần – RFOA) đến khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản nhằm chọn lựa được biến có ý nghĩa tốt nhất đến mơ hình. Đồng thời nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy với việc chạy hai mơ hình là tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) và tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM), cùng với việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả để làm rõ vấn đề. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn sử dụng kiểm định Hausman-test để kiểm tra xem với mơ hình Fixed Effect hay Random Effect là phù hợp hơn trong nghiên cứu này.

3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.5.1. Mơ tả thống kê 3.5.1. Mô tả thống kê

Thống kê mơ tả

Các số liệu sẽ được tính tốn và trình bày dưới dạng dữ liệu bảng bao gồm biến phụ thuộc và các biến độc lập, các biến này sẽ được trình bày về các nội dung như tên biến, số quan sát, giá trị trung bình, giá trị trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ bất cân xứng và độ nhọn. Với những nội dung được trình bày trong bảng thống kê mơ tả tác giả sẽ có những nhận xét khái quát về các biến theo sự hiểu biết và tham khảo của tác giả.

Kiểm tra sự tương quan của các biến trong mơ hình

Tác giả sẽ tiến hành kiểm tra sự tương quan của các biến thơng qua việc hình thành ma trận tương quan nhằm lựa chọn và đưa ra các biến có sự ảnh hưởng lớn đến mơ hình. Đồng thời, để chắc chắn hơn về sự tương quan giữa các

biến tác giả cũng sẽ loại trừ hiện tượng đa cộng tuyến có thể xảy ra giữa các biến nghiên cứu bằng cách kiểm tra sự đa cộng tuyến thông qua kiểm định nhân tử phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) để có thể đưa ra nhận xét chính xác hơn về sự tương quan của các biến nghiên cứu.

3.5.2. Ước lượng và lựa chọn mơ hình phù hợp

Tiếp đến tác giả sẽ thực hiện việc tìm kiếm mơ hình hồi quy thơng qua sự ràng buộc về thời gian và tính chất riêng của từng doanh nghiệp. Với cấu trúc dữ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (Trang 44)