Kết quả chính của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (Trang 61 - 62)

Khả năng thanh khoản là một chỉ số quan trọng đối với công ty cả trong điều hành và tạo niềm tin đối với nhà đầu tư. Khả năng thanh khoản cũng là một yếu tố được đánh giá rất cao trong rủi ro chung của cơng ty. Do vậy, kiểm sốt khả năng thanh khoản giúp công ty ổn định và tăng trưởng tốt hơn, đồng thời huy động vốn với chi chí thấp hơn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố có tác động đến tính thanh khoản của doanh nghiệp ngành thủy sản thông qua mẫu nghiên cứu bao gồm 19 công ty với tổng cộng 95 quan sát cho dữ liệu bảng không cân xứng từ giai đoạn 2010 – 2014 cùng với việc sử dụng các phương pháp để phân tích nhằm lựa chọn các biến phù hợp, với 1 biến phụ thuộc là tỷ lệ thanh khoản hiện hành (LIQ) và 8 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc bao gồm tỷ số giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B), quy mô doanh nghiệp (SIZE), giá trị thị trường/thu nhập trên mỗi cổ phân (P/E), tỷ lệ nợ (D/A), tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF), tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA), tỷ số sinh lời/tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần (RFOA).

Nghiên cứu đã sử dụng kiểm định Hausman-test để lựa chọn giữa mơ hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) mơ hình nào phù hợp hơn và kết quả thu được rằng mơ hình tác động cố định là mơ hình giải thích rõ hơn và phù hợp hơn trong việc phân tích dữ liệu.

Với kết quả từ mơ hình tác động cố định, nghiên cứu thấy rằng trong các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản thì yếu tố tỷ lệ nợ có tác động lớn nhất và giải thích được rõ nhất sự thay đổi so với biến tỷ lệ thanh khoản hiện hành và có mối quan hệ ngược chiều với thanh khoản công ty, trong khi đó biến giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B), quy mô doanh nghiệp (SIZE), Giá trị thị trường/Thu nhập trên mỗi cổ phần (P/E), tỷ lệ lưu

chuyển tiền thuần (RFOA), tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản (GTA), Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ dòng tiền tự do (FCF) chưa có bằng chứng thống kê cho thấy là các yếu tố này có tác động đến khả năng thanh tốn hiện hành của doanh nghiệp. Từ kết quả đó có thể nhận thấy được các yếu tố tác động như thế nào đến tính thanh khoản của doanh nghiệp để có những chính sách phù hợp nhằm cải thiện tình hình thanh khoản trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp ngành thủy sản (Trang 61 - 62)