4. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện cổ
4.4. Các vấn đề còn tồn tại khác
4.4.1. Thu hút đầu tư kém
Khung pháp lý phức tạp, quản trị kém cùng tình trạng thơng tin khơng minh bạch trong nhiều hoạt động của các doanh nghiệp đã tiến hành CPH của Tổng công ty khống sản TKV đã khiến nhà đầu tư nước ngồi quay lưng với doanh nghiệp nhà nước trong việc cổ phần hóa. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngồi khơng muốn rót vốn vào những cơng ty có sở hữu nhà nước ngay cả sau khi cổ phần hóa và niêm yết vì tình trạng quản trị điều hành yếu kém, lỗi thời bên cạnh thông tin doanh nghiệp thiếu cơng khai, minh bạch. Khung pháp lý, vừa ít thơng tin cần thiết vừa phức tạp trong các quy định. Ngồi ra, cịn có ngun nhân từ mơi trường kinh doanh như tình trạng độc quyền trong cơng ty, đặc biệt Tổng cơng ty khống sản TKV lại là một trong những Tổng công ty Nhà nước gần như độc quyền trong ngành khai khống ở nước ta nên việc chủ động tìm đến các nhà đầu tư cịn hạn chế do tình trạng ỷ lại vào những điều kiện thuận lợi mà mình đã có sẵn, khơng biết tận dụng những cơ hội trong tiến tình hội nhập, điều đó làm cho doanh nghiệp CPH của Tổng cơng ty khống sản TKV bở mất nhiều cơ hội huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng cơng ty nhà nước đã tồn tại từ rất lâu. Trong đó, mơi
trường kinh doanh kém cũng là một yếu tố cản trở tiến trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, vốn có chức năng như một cơng cụ hiệu quả trong việc cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp.
4.4.2. Về mặt tài chính và tư tưởng
Nhiều doanh nghiệp (gồm cả lãnh đạo và người lao động) cũng như nhiều cấp quản lý vẫn ngại Cổ phần hố do sợ mất đi nhiều quyền lợi. Có người lại nhận thức sai về Cổ phần hố cho rằng việc việc chuyển đổi hình thức sở hữu sẽ dẫn đến mất chế độ, chệch hướng XHCN…Có tình trạng phân biệt đối xử giữa các Công ty đã và chưa CPH, đặc biệt là tại các Ngân hàng. Việc tìm đối tác liên doanh, liên kết ở các Công ty cổ phần cũng gặp khó khăn. Các cơng ty vẫn được ưu đãi nhiều hơn, làm ăn thua lỗ vẫn được vay không phải trả lãi, bù lỗ từ ngân sách Nhà nước và một số ưu đãi khác. Tất cả đều tác động lớn tới tâm lý của các doanh nghiệp chuẩn bị bước vào cổ phần hố. Mặt khác, nhiều Giám đốc của các Cơng ty sợ rằng Cổ phần hoá sẽ làm mất đi quyền lực vốn có bấy lâu nay bởi khi cổ phiếu được bán ra thì sẽ xuất hiện những cổ đơng chiến lược, chiếm phần vốn góp lớn. Khi doanh nghiệp CPH tiếp tục tăng vốn điều lệ thì chính các cổ đơng chiến lược này lại thấy lo sợ cho số cổ phiếu mình đang nắm giữ, bởi họ nghi ngại việc tăng vốn điều lệ sẽ làm lỗng quyền sở hữu của chính mình, trong khi đó doanh nghiệp khi tiến hành CPH, nếu tăng vốn điều lệ là một kết quả đáng khả quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.