Kiến nghị với Tổng công ty Khoáng sản TKV

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng sản TKV (Trang 78 - 82)

3. Kiến nghị

3.2. Kiến nghị với Tổng công ty Khoáng sản TKV

3.2.1. Đối với lãnh đạo Tổng công ty và các đơn vị

Người lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc) hầu hết là do chế độ bổ nhiệm mà có, do vậy khi chuyển sang Cơng ty cổ phần nếu khơng có tỷ lệ cổ phiếu cao hoặc được ủy quyền quản lý phần vốn cao thì khơng dễ gì giữ được chức vụ đó. Quyền quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị Công ty. Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước trước đây giả sử có tái cử làm giám đốc thì cũng chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị Cơng ty và của Ban kiểm sốt Cơng ty. Hội đồng quản trị công ty cổ phần có sự giám sát chặt chẽ của Ban kiểm sốt hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đơng. Vì vậy, chắc chắn trước ngưỡng cửa cổ phần hố, các vị giám đốc quốc doanh ít nhiều đều có tâm tư mắc mớ, ít nhiệt tình đối với phương án cổ phần hố. Cịn với khả năng xấu hơn, vị trí cơng tác của giám đốc có thể bị thay đổi, thậm chí có thể bị mất việc thì hậu quả cịn tồi tệ hơn. Chính vì lẽ đó giám đốc các DNNN thường có tâm lý khơng muốn cổ phần hố, chuyển đổi sở hữu, mặc dù đã nhận thức được khó khăn trong cạnh tranh thị trường, và biết rằng doanh nghiệp có thể nguy cơ suy sụp trong cuộc cạnh tranh thị trường ngày một gay gắt.

3.2.2. Đối với người lao động

Sau khi cổ phần hố họ có thể bị mất việc do tinh chế lại bộ máy quản lý, cắt giảm nguồn lao động, hoặc quyền lợi khơng được đảm bảo, vì khi chuyển sang cơng ty cổ phần, mọi hoạt động của Cơng ty đều nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, khơng quan tâm đến chế độ đãi ngộ, bình đẳng như giai đoạn đang là doanh nghiệp Nhà nước. Thế là từ trên xuống dưới kết thành những mảng trong nhận thức và hành động.

Để giải toả những vướng mắc về tư tưởng quan điểm và nhận thức trên, trước hết, phải tạo sự thống nhất trong nhận thức về chủ trương cổ phần hoá DNNN.

Một là, cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước không dẫn đến

nguy cơ chệch hướng XHCN và làm suy yếu kinh tế nhà nước, bởi lẽ: Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, Nhà nước vẫn nắm giữ các DNNN thuộc các ngành then chốt, trọng yếu tạo nền tảng cho nền kinh tế quốc dân và sức mạnh của Nhà nước XHCN. Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tài sản Nhà nước không bị suy giảm mà cịn có khả năng tăng nhờ lợi tức cổ phần của Nhà nước và sự đóng góp của các cơng ty cổ phần làm ăn có hiệu quả vào ngân sách Nhà nước. Q trình cổ phần hố được tiến hành dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng và sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nước XHCN.

Hai là, cổ phần hố khơng làm ảnh hưởng đến quyền lợi và vị trí của mỗi

người trong doanh nghiệp nếu họ thực sự có khả năng và có đóng góp tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một trong những mục tiêu cổ phần hố mà Tổng công ty thực hiện. Để có thể đưa những nhận thức đúng đắn trên đây đến tất cả các cơ quan lãnh đạo các ngành, các cấp, đến từng doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động làm việc trong doanh nghiệp, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, mục tiêu, quan điểm cũng như lợi ích về sự cần thiết của cổ phần hố trong q trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hố tập trung sang cơ chế thị trường.

Ba là, tạo điều kiện cho NLĐ mua cổ phần

Khi CPH, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để NLĐ thực sự sở hữu được CP ưu đãi mà mình được mua theo thâm niên làm việc. Bởi thực tế, phần lớn NLĐ có tích lũy rất ít từ thu nhập của mình. Trước tình hình này, nhiều DN đã mạnh dạn tìm biện pháp hỗ trợ NLĐ mua CP.

Đặc biệt bắt đầu từ khi có hiện tượng thơng thầu trong bán đấu giá CP. Hiện tượng này nếu phổ biến thì cơ hội mua CP của NLĐ càng mờ mịt. Khi có chủ trương CPH, lãnh đạo doanh nghiệp nên lập kế hoạch tích lũy tiền lương và

nguồn quỹ phúc lợi để tạo nguồn tiền dự trữ cho NLĐ. Cách làm này đã giúp cho NLĐ có cơ hội sở hữu một phần tài sản trong công ty CP.

Lo ngại NLĐ có hồn cảnh khó khăn bán đi CP của mình, CĐ đã cho họ vay tiền (khơng có lãi), và NLĐ thế chấp bằng cổ phiếu. Khi có tiền, NLĐ “chuộc” lại CP bằng giá khi thế chấp. Với mệnh giá cổ phiếu hiện nay thì lợi nhuận sinh ra từ số tiền CĐ giúp NLĐ là không nhỏ.

Mặt khác, lãnh đạo công ty nên tạo mọi điều kiện để người lao động nơi đây mua CP còn lại với giá ưu đãi. Đơng thời, doanh nghiệp trích hàng tỉ đồng tổ chức cho NLĐ học tập nghiệp vụ, nâng cao tay nghề để tiếp tục làm việc sau CP. Hiện giá CP của công ty tăng lên sẽ giúp rất nhiều cho người lao động có thêm khoản thu nhập từ cổ tức. Ngồi mức thu nhập bình qn của Tổng cơng ty là 3,5 triệu đồng/tháng, hằng năm, NLĐ được chia cổ tức.

KẾT LUẬN

Trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta hiện nay và yêu cầu của quá trình hội nhập, việc phát triển loại hình cơng ty cổ phần là rất cần thiết. Cổ

phần hoá là một trong những giải pháp quan trọng để thực sự khắc phục tình trạng kém hiệu quả của các DNNN, thu hút vốn, cải tiến quản lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang trên đà hội nhập như hiện nay. Thực chất cổ phần hố nhằm mục tiêu chuyển hình thức sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu tập thể, các cổ đơng theo hướng đa dạng hố xử lý. Điều này khơng chỉ là địi hỏi về phía Nhà nước mà cịn là u cầu đối với chính những người lãnh đạo của Tổng cơng ty nói chung và các cơng ty con nói riêng, phải có những kiến thức vững chắc về Cơng ty cổ phần và những vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp đến Công ty cổ phần.

Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cổ phần hóa, khái qt q trình hình thành và phát triển của Tổng cơng ty khống sản TKV, đánh giá, phân tích thực trạng cổ phần hóa của các doanh nghiệp, cụ thể là 5 doanh nghiệp của Tổng cơng ty khống sản TKV, chun đề đã đưa ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của Tổng cơng ty khống sản TKV nói riêng và doanh nghiệp Nhà nước nói chung.

Em hy vọng rằng chuyên đề này sẽ là một bài học thực tế rất bổ ích cho bản thân trong việc cập nhật kiến thức về Công ty cổ phần và vấn đề cổ phần hố trong Tổng cơng ty Khống sản TKV. Những giải pháp, kiến nghị được nêu ra trong đề án sẽ phần nào tháo gỡ những vướng mắc cịn tồn tại trong q trình cổ phần hố.

Trong khn khổ một chun đề cùng vói sự hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân nên chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo, đóng góp của các thầy cơ giáo và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại Học kinh tế quốc dân: Giáo trình kinh tế chính trị tập một 1998.

2 .Nguyễn Ngọc Quang: Cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước.

Cơ sở lí luận và ý nghĩa thực tiễn.

3. Nguyễn Minh Tú;Tơ Đình Thái: Hỏi đáp về chính sách cổ phần

hố doanh nghiệp nhà nước.

4. Các thời báo và tạp chí kinh tế

5. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nguyễn Ngọc Quang, NXB Khoa học xã hội.

6. Hỏi đáp về cổ phần hố DNNN, Hồng Cơng Thi, NXB Thống kê. 7. Báo cáo tổng quát tình hình doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính tháng

12/2009.

8. Báo cáo về thực hiện cổ phần hố DNNN, Bộ Tài chính tháng 12/2009. 9. Các quyết định của Bộ cơng nghiệp và Chính phủ về cổ phần hóa trong giai đoạn 1990-2009.

II. Các trang web

http://vneconomy.vn http://vnexpress.net http://vietnamnet.vn

http://www.vinacomin.vn của Tổng cơng ty khống sản TKV http://www.gso.gov.vn của Tổng cục thống kê Việt Nam http://dvc.moit.gov.vn của Bộ công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng sản TKV (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w