Giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của các

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng sản TKV (Trang 68 - 71)

2. Giải pháp thúc đẩy q trình cổ phần hóa tại Tổng cơng ty

2.3. Giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của các

sau khi cổ phần hóa

Vấn đề nợ tồn đọng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là vướng mắc ở khâu định giá doanh nghiệp, mà việc xử lý các khoản nợ tồn đọng lại chiếm vị trí then chốt. Đối với doanh nghiệp thuộc diện phải cổ phần hóa, xác

định giá trị doanh nghiệp là công đoạn chiếm tới hơn một phần ba thời gian. Việc xác định đúng giá trị sẽ không làm thiệt hại tới vốn của Nhà nước, đồng thời giúp nhà đầu tư có thể đánh giá đúng giá trị khoản đầu tư của mình. Theo các văn bản pháp lý liên quan, trước khi tiến hành các bước cổ phần hóa, DN bắt buộc phải xử lý xong các khoản nợ.

Tuy nhiên, việc xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng trong DN nhà nước để tiếp tục tiến hành các bước cổ phần hóa là vấn đề khơng đơn giản, bởi do đặc thù của môi trường kinh doanh tập trung, hầu hết các khoản nợ đều là nợ lịng vịng và khơng có tài sản đảm bảo giữa các doanh nghiệp với nhau, hoặc giữa

doanh nghiệp với ngân hàng. Thậm chí, nhiều khoản nợ đã kéo dài qua mấy đời lãnh đạo, con nợ giải thể, hoặc ngừng hoạt động. Ngồi ra, cịn có khoản nợ do vay theo chỉ định, kế hoạch của nhà nước cho các chương trình phát triển kinh tế… Đây là nguyên nhân đã khiến nợ tồn đọng được tích tụ với quy mơ lớn và cả con nợ lẫn chủ nợ cũng khơng có động lực để xử lý triệt để.

Một công cụ được kỳ vọng khá nhiều là thành lập Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng được Chính phủ cho phép năm 2003. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng: Khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ cịn thiếu và có những mâu thuẫn, thậm chí cịn khác biệt với các thông lệ quốc tế. Theo thông lệ, nợ tồn đọng là các khoản vay của các tổ chức tài chính gặp rủi ro thanh tốn về vốn gốc hoặc lãi, và thơng thường được xác định căn cứ vào số ngày quá hạn trả. Ở Việt Nam các văn bản đưa ra nhiều cách hiểu và phân loại khác nhau như trong Quyết định 149 năm 2001 của Thủ tướng, Quyết định 448 năm 2000, Quyết định 493 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước…

Đặc thù của nghiệp vụ xử lý nợ đọng trong bối cảnh Việt Nam là được thực hiện trong tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại khối doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng thương mại quốc doanh nên tiến độ phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của các chủ thể. Mặt khác, trong tình trạng thiếu minh bạch, khó tiếp cận thơng tin, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp khiến khó có thể đưa ra những đánh giá đúng.

Ở các nước trong khu vực, thường hoạt động mua bán nợ được sự hậu thuẫn lớn của Chính phủ. Chẳng hạn ở Thái Lan, Nhà nước giảm 3% thuế doanh thu để các công ty mua bán nợ xử lý nợ xấu. Thậm chí một số nước cịn có nguồn ngân quỹ riêng cho hoạt động này, xây dựng cơ chế tạo quyền lực đối với công ty tham gia xử lý nợ như xử lý tài sản khơng cần thơng qua tịa án.

Ở Việt Nam, chủ nợ ít có động lực để bán nợ bởi do thiếu cơ chế có tính ép buộc. Đồng thời, quan niệm về công ty xử lý nợ như một cơng cụ địi nợ th mà không nghĩ việc bán nợ là tháo gỡ khó khăn cho cả chủ nợ và khách nợ. Điều này dẫn đến giá bán nợ cao không tưởng. Thông thường, các khoản nợ được bán lại với 80-90% giá trị. Trong khi đó theo thơng lệ quốc tế, các khoản nợ có bảo

đảm cũng chỉ được bán tới 20-40% giá trị, khoản nợ không bảo đảm chỉ từ 2-4% giá trị.

Ngoài ra, các biện pháp xử lý nợ vẫn chỉ áp dụng cách truyền thống như chiết khấu nợ, tái cơ cấu, xử lý tài sản… Chính những hình thức này kết hợp với thủ tục hành chính rườm rà, tính lịch sử của các khoản nợ đã dẫn đến hiệu quả xử lý thấp. Hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam vẫn chưa tiếp cận với các phương pháp hiện đại như chuyển nợ thành tài sản góp vốn, chứng khốn hóa khoản nợ hoặc bán đấu giá theo mớ cho nhà đầu tư…

Một nguyên nhân khác khiến nhiều doanh nghiệp không chịu hợp tác với tổ chức xử lý nợ là tâm lý cố “chây ỳ”, chờ Nhà nước xóa nợ hộ. Đây là tâm lý phổ biến trong khối doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là ở các đơn vị thành viên làm ăn thua lỗ. Việc kế thừa nợ từ các đời giám đốc trước cũng là vấn đề nan giải khá phổ biến trong các DN Nhà nước.

Một số đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý nợ cho rằng, khó khăn trước hết đối với ngân hàng là môi trường pháp lý. Các văn bản hướng dẫn liên quan đến xử lý nợ thiếu cụ thể, thống nhất nên ngân hàng chưa tự chủ động xử lý được tài sản bảo đảm, hạn chế tỷ lệ góp vốn vào doanh nghiệp, chưa có quy định về việc ngân hàng tham gia quản lý doanh nghiệp để khôi phục kinh doanh hoặc để bán.

Trong vấn đề xử lý tài sản, ngân hàng chưa tự phát phát mại tài sản, nhất là khi khách hàng không hợp tác, hoặc thiếu sự hợp tác đầy đủ, đồng bộ của các cơ quan chức năng. Chẳng hạn khi bán tài sản trên đất của doanh nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất thường bị chính quyền địa phương thu vào ngân sách nhà nước, không dùng để trả nợ cho ngân hàng. Có trường hợp UBND tỉnh đã thu hồi đất của DN đang thế chấp ngân hàng cho đơn vị khác thuê, chỉ đền bù giá trị tài sản trên đất với mức đền bù rất thấp. Việc bán tài sản cơng khai cũng chưa có hướng dẫn cụ thể vì tổ chức đấu giá liên quan đến giấy phép và quy định đấu giá…

Đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu, Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước VN) cho biết các Ngân hàng thương mại có thể bán nợ

cho các Cty xử lý nợ hoặc tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đủ năng lực tài chính (kể cả có yếu tố nước ngồi) thơng qua việc tổ chức đấu giá. Đối với các khoản nợ sẽ cho phép hốn đổi quyền địi nợ thành vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp; chứng khốn hóa khoản nợ; chuyển nhượng khoản nợ trên thị trường. Các tổ chức xử lý nợ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tham gia q trình xây dựng và quyết định phương án chuyển đổi, sắp xếp, xác định giá trị đối với DN…

Giải quyết nợ tồn đọng chủ yếu bằng cách thuyết phục các chủ nợ trở

thành các cổ đông của Cơng ty, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, cơng đoạn thực hiện cổ phần hóa nhằm hạn chế bớt những phiền hà, tiêu cực nhất là về đăng kí, định giá và công chứng tài sản, phát hành và chuyển nhượng cổ phiếu... cần tăng cường tổ chức và năng lực lảnh đạo của cơ sở Đảng của Công ty sau cổ phần hóa nhất là cơng tác tổ chức và cán bộ quản lí Cơng ty, phát huy vai trị của các tổ chức quần chúng: cơng đồn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ trong lao động sản xuất và tham gia quản lí giám sát hoạt động của Công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Khoáng sản TKV (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w