Về việc sửa đổi quy định về tội mua bán người (Điều 149) và tội mua bán trẻ em (Điều 150) để phù hợp với yêu cầu của thực tế và đòi hỏi của Nghị

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bản THUYẾT MINH CHI TIẾT về dự THẢO bộ LUẬT HÌNH sự (sửa đổi) (Trang 36 - 37)

bán trẻ em (Điều 150) để phù hợp với yêu cầu của thực tế và đòi hỏi của Nghị định thư về phịng ngừa, trấn áp và trừng trị tội bn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái

Điều 119 và Điều 120 BLHS hiện hành quy định về tội mua bán người và tội mua bán trẻ em không quy định cụ thể hành vi khách quan của tội phạm, do đó, trong thực tiễn áp dụng pháp luật thì mua bán người/mua bán trẻ em được hiểu là việc chuyển giao người từ một người hay một nhóm người này sang một người hoặc một nhóm người khác để đổi lấy tiền, hàng hố hoặc lợi ích vật chất khác. Đối tượng bị mua bán là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Nếu đối tượng là người dưới 16 tuổi, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán trẻ em (Điều 120). Theo đó, ý chí chủ quan của người bị mua bán (người đó có đồng ý hay khơng về việc mình bị mua bán) khơng khơng có ý nghĩa trong cấu thành tội mua bán người. Như vậy, với những quy định này thì trong thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm này gặp một số khó khăn nhất định, đặc biệt là khó khăn trong việc định tội danh chính xác và phù hợp, tránh trùng dẫm với một số tội phạm khác có hành vi khách quan tương tự.

Bên cạnh đó, quy định như BLHS hiện hành có sự khác biệt rõ ràng giữa yếu tố cấu thành của tội buôn bán người theo quy định tại NĐT về chống buôn bán người với yếu tố cấu thành của tội mua bán phụ nữ, mua bán trẻ em theo quy định tại điều 119 và 120 của BLHS hiện hành về mặt hành vi, thủ đoạn, mục đích. Sự khác biệt này sẽ dẫn đến những trường hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam thì bị coi là mua bán người hoặc mua bán trẻ em và phải bị trừng trị nhưng theo Nghị định thư về chống bn bán người thì khơng cấu thành tội phạm và ngược lại.

Do vậy, Điều 149 - tội mua bán người và Điều 150 - tội mua bán trẻ em của 36

dự thảo BLHS (sửa đổi) đã được sửa đổi phù hợp hơn với yêu cầu của Nghị định thư cũng như khắc phục được những khó khăn trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm theo hướng mô tả cụ thể hành vi khách quan của tội phạm, bao gồm thủ đoạn, hành vi và mục đích, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, vừa tiếp cận gần hơn với yêu cầu của Nghị định thư.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bản THUYẾT MINH CHI TIẾT về dự THẢO bộ LUẬT HÌNH sự (sửa đổi) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w