Về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Chương XVII)

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bản THUYẾT MINH CHI TIẾT về dự THẢO bộ LUẬT HÌNH sự (sửa đổi) (Trang 42 - 43)

- Ly do sưa đôi, bô sung:

5. Về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Chương XVII)

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Chương XV của BLHS 1999 gồm 07 điều (từ Điều 146 đến 152) với 03 nhóm hành vi gồm: i) nhóm hành vi vi phạm về điều kiện kết hơn; ii) nhóm hành vi vi phạm về nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình và iii) hành vi loạn luân. Trong lần sửa đổi, bổ sung này, dự thảo BLHS (sửa đổi) đã đề xuất sửa đổi, bổ sung 03 nội dung gồm: (1) hình sự hóa thêm 03 hành vi (gồm hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại; hành vi đăng ký con nuôi, nhận cha, mẹ, con trái pháp luật) và hành vi đăng ký hộ tịch trái pháp luật; (2) phi hình sự hóa đối với tội tảo hơn và ( 3) bổ sung tình tiết định khung tăng nặng 02 tội (Điều

187.Tội loạn luân và Điều 188. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni dưỡng mình).

Lý do sửa đổi, bổ sung:

Hình sự hóa một số hành vi nguy hiểm cho xã hội:

Về việc hình sự hóa hành vi của người có trách nhiệm trong việc đăng ký con nuôi, nhận cha, mẹ, con, đăng ký hộ tịch mà biết rõ là người xin đăng ký

không đủ điều kiện mà vẫn đăng ký cho người đó (Điều 184 và 185 dự án BLHS (sửa đổi). Theo quy định của dự thảo BLHS (sửa đổi), các hành vi đăng ký hộ tịch chỉ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự khi chủ thể thực hiện hành vi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà vẫn tiếp tục thực hiện. Đối với các hành vi của người có thẩm quyền trách nhiệm trong việc đăng ký ni con nuôi, nhận cha, mẹ, con biết rõ người yêu cầu đăng ký nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc việc nhận nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con là giả mạo mà vẫn thực hiện đăng ký thì bị xử lý theo quy định của Điều 184 dự thảo. Quy định này nhằm góp phần bảo đảm thi hành Luật hơn nhân và gia đình, đồng thời đề cao trách nhiệm của cán bộ tư pháp và đảm bảo tính thống nhất trong chính sách xử lý đối với hành vi vi phạm của cán bộ tư pháp khi thực hiện nhiệm vụ.

Hình sự hóa hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại tại Điều 189 dự án BLHS (sửa đổi ). Theo đó, bất kỳ người nào có hành vi tổ chức mang thai

hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Trường hợp phạm tội từ 02 lần trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Việc hình sự hóa hành vi này nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng, chống hành vi vi phạm pháp luật vì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm nghiêm trọng tới quy định của pháp luật về hơn nhân, gia đình và kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

Phi hình sự hóa đối với tội tảo hơn

Tội tảo hơn được quy định tại Điều 148 BLHS 1999 nhưng xét về bản chất thì tính nguy hiểm của hành vi này khơng cao, do đó, chỉ cần xử lý các hành vi này theo chế tài hành chnh là phù hợp. Vì vậy, dự thảo đề xuất phi hình sự hóa đối với tội tảo hơn.

Cụ thể hóa một số tình tiết định tội tại một số điều luật

Dự án BLHS (sửa đổi) lần này đã đề xuất cụ thể hóa một số tình tiết định tội tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất ở một số điều luật. Ví dụ: tình tiết ”gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 181 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã được cu thể hóa thành các hậu quả như ” làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn”, Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát” hoặc tình tiết ”gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 187 về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni dưỡng mình thành các hậu quả ” Làm cho nạn nhân bị giày vị về mặt tình cảm, bị tổn thất danh dự, đau khổ tinh thần” hoặc ” Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân”.

Bổ sung tình tiết định khung tăng nặng đối với một số tội phạm

Dự án BLHS (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung một số tình tiết tăng nặng định khung đối với 02 tội (Điều 186. Tội loạn luân và Điều 187. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni dưỡng mình). Cụ thể:

- Điều 186. Tội loạn luân bổ sung khoản 2 quy định hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp sau: đối với 02 người trở lên; phạm tội từ 02 lần trở lên; gây hậu quả nghiêm trọng và tái phạm nguy hiểm.

- Điều 187. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni dưỡng mình bổ sung khoản 2 quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp sau: đối với người từ 70 tuổi trở lên, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người khuyết tật; đối với 02 người trở lên.

Việc bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung đối với điều này để đáp ứng u cầu phân hóa trách nhiệm hình sự đối với từng hành vi phạm tội cụ thể.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bản THUYẾT MINH CHI TIẾT về dự THẢO bộ LUẬT HÌNH sự (sửa đổi) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w