5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.1.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh củangân hàng
Trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, cụ thể:
a. Chú trọng công tác phát triển khách hàng và phát triển dịch vụ
Thứ nhất, tiếp tục duy trì quan hệ với các khách hàng tín dụng và huy động truyền thống tại Chi nhánh và các phòng giao dịch:
- Tổ chức thành công chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Chi nhánh: Tổ chức giải bóng đá Mùa Thu, Tặng quà khách hàng tại quầy, Lễ tri ân khách hàng và kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Vững bước tự hào – Chinh phục đỉnh cao”. Lễ tri ân đã để lại ấn tượng đặc biệt sâu sắc đối với Lãnh đạo các cơ quan trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương, cán bộ nhân viên, các chi nhánh trong hệ thống và đặc biệt là toàn thể các quý đối tác, khách hàng thân thiết đã gắn bó và đồng hành cùng Vietcombank Ba Đình trong suốt 15 năm qua.
- Triển khai cơng tác chăm sóc khách hàng định kỳ sinh nhật khách hàng. Chủ động cận các khách hàng cá nhân có nguồn tiền gửi USD từng gửi tại VCB đã chuyển tiền sang các TCTD để đưa nguồn tiền gửi về Chi nhánh.
- Tăng cường mối quan hệ thân thiết với các Lãnh đạo/Cán bộ chủ chốt của KH nhằm tăng cường sử dụng dịch vụ và phát triển KH mới
- Củng cố mối quan hệ hiện tại với một số khách hàng lớn tiềm năng trong huy động: VEAM, VNA, Tập đoàn Bảo Việt, Vingroup, Vinhome, Nhiệt điện Phả Lạ , SCIC , BHXH Viet Nam...
Thứ hai, xây dựng mối quan hệ với một số cơ quan ban ngành nhằm tăng cường kênh tiếp cận khách hàng mới, mở rộng dịch vụ tại Chi nhánh như Vụ Hợp tác quốc tế - Ngân hàng nhà nước, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ NN&PTNT.
Thứ ba, tiếp cận trình đề xuất tín dụng, giải ngân với hàng loạt dự án, khách hàng lớn: Sungroup với Dự án Tây Hồ View, khoản vay lên đến trên 6000 tỷ đồng, Dự án Nhà máy nhà máy sản xuất ô tô Vinfast với khoản vay 3000 tỷ đồng, Dự án phát triển
KCN Bàu Bàng Phase 3,4,5 của BWID với giá trị trên 400 tỷ, Dự án thủy điện Ngàn Trươi của Tổng Công ty Agrimeco với giá trị trên 200 tỷ.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ cho vay đối với KH truyền thống của Chi nhánh như VinEco, Vietracimex với dự án Hinode
Thứ năm, công tác kết nối kinh doanh, đề xuất giải pháp dịch vụ, kinh doanh mới, cũng luôn được chú trọng nhằm tăng cường mối liên kết giữa Ngân hàng và khách hàng như:
- Thực hiện hợp tác mở rộng các dịch vụ ngân hàng với Tập đồn Bảo Việt: Cấp tín dụng , huy động; Triển khai dịch vụ Lưu ký giám sát, thu phí Bảo hiểm nhân thọ qua Internet Banking, Mobile Banking và QR Code
- Đề xuất và thực hiện ký thành cơng hợp đồng dịch vụ thu xếp vốn tín dụng đối với Công ty TNHH Khách sạn và Du lịch Tây Hồ View, Công ty cổ phần thủy điện Ngàn Trươi.
- Phối hợp VCBS phát hành trái phiếu 200 tỷ đồng cho Văn Phú Invest.
- Tổ chức buổi làm việc lãnh đạo cấp cao giữa Tập đoàn Bảo Việt, Tổ chức Mecura (Nhật Bản), KORCHAM, ALSOK...
- Đề xuất dịch vụ thu hộ chi hộ và cung cấp tín dụng ngắn hạn Cơng ty MBS. - Phát triển nguồn khách hàng cá nhân, NHĐT tại một số đơn vị tiềm năng: Cty Xuất khẩu lao động Batimex, Mirai, G7 Taxi, ABC Taxi…
- Tăng cường bán chéo các mảng hoạt động thông qua các đối tác như: Napas, VNPay, Lotte Finance.
Thứ sáu, hoạt động bán chéo các sản phẩm tín dụng, huy động, Thẻ và Post giữa Khối khách hàng bán bn , bán lẻ, các phịng giao dịch, chi nhánh và trụ sở chính cũng được tăng cường:
- Phòng KHDN phối hợp cùng phòng giao dịch Mandarin, mở rộng cung cấp dịch vụ mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn phục vụ mục đích ký quỹ cho bưu tá Tổng cơng ty CP bưu chính Viettel.
- Phịng KHBL Phối hợp P.NHĐT -TSC triển khai dịch vụ Nạp/Rút Ví điện tử cho CT CP VinID qua tài khoản VCB.
- PGD Lê Văn Thiêm là đầu mối triển khai gói sản phẩm cho CBNV Vingroup vay mua ô tô Vinfast và đã giải ngân .
b. Chú trọng phát triển chất lượng dịch vụ
Công tác khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ tại quầy là một trong vấn đề lớn được Ban Giám đốc đặc biệt quan tâm.
Rất nhiều biện pháp được đề ra để cải thiện chất lượng dịch vụ: cải tạo cở sở vật chất, thuê đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp, tuyên truyền nâng cao ý thức của cán bộ giao dịch tại quầy …
Tuy nhiên một số kết quả thống kê cho thấy, chất lượng dịch vụ tại quầy chưa được đảm bảo.
Trong kỳ đánh giá khác hàng bí mật kỳ 3/2019, chi nhánh đã bị xếp trong nhóm 5 chi nhánh có điểm Chất lượng dịch vụ thấp nhất hệ thống, cùng với đó là 01 Cán bộ của CN đã bị chấm điểm Giao dịch viên thấp nhất hệ thống.
Đo lường sự hài lịng của khách hàng thơng qua chỉ số Net Promoter Score (NPS). điểm NPS CN Ba Đình là 16, thấp nhất hệ thống. Điểm NPS trung bình tồn hệ thống VCB đạt 59 điểm, CN cao nhất đạt 92 điểm.
Với định hướng Tiếp tục triển khai dự án NPS (kênh quầy, kênh online), dự án Khách hàng bí mật (KHBM) với yêu cầu cao hơn của hệ thống trong năm 2020, việc tăng cường đào tạo, nâng cao ý thức của cán bộ về chất lượng dịch vụ là vấn đề cấp thiết.
3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
Trong giai đoạn tớ, nền kinh tế trong nước và thế giới sẽ có những biến động. Thế nên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình đã có những định hướng cụ thể phấn đấu nỗ lực để quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Cụ thể:
- Phát triển và mở rộng hoạt động để trở thành Tập đồn Ngân hàng tài chính đa năng có sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế.
- Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động ngân hàng Thương mại dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
- Tiếp tục củng cố bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở nền tảng phát triển bền vững duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường nước ngoài.
- Mở rộng đẩy mạnh một cách phù hợp các lĩnh vực ngân hàng đầu tư (Tư vấn, mơi giới, kinh doanh chứng khốn, quản lý quỹ đầu tư...); Dịch vụ bảo hiểm các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác, bao gồm cả bất động sản thông qua liên doanh với các đối tác nước ngoài.
- An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu “ Hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng ” là mục tiêu xuyên suốt.
- Không chỉ chú trọng vào phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Vietcombank cịn xác định cho mình những mục tiêu cao cả đối với xã hội và cộng đồng. Vietcombank luôn nỗ lực để hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, đảm bảo cho dòng huyết mạch tài chính lưu thơng khơng ngừng nghỉ, đóng góp vào q trình phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
- Hoạt động của Vietcombank luôn hướng tới cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc. Vietcombank luôn đề cao “Tinh thần nhân văn” như một giá trị cốt lõi của văn hóa Vietcombank, ln sẵn sàng sẽ chia không chỉ với bạn hàng, khách hàng đối tác mà còn chia sẽ và hỗ trợ người nghèo...
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam chi nhánh Ba Đình thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ huy động vốn
Hoạt động huy động vốn ln đóng vai trị quan trọng đảm bảo tính thanh khoản và lợi nhuận cho ngân hàng. Song song với chiến lược kinh doanh trên thị trường thì hoạt động huy động vốn của VietcomBank – Chi nhánh Ba Đình cần tập trung vào tất cả các sản phẩm tiền gửi như tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ, tiền gửi của khách hàng cá nhân, tiền gửi của doanh nghiệp.
- Đối với nhóm tiền gửi khơng kỳ hạn:
+ Tăng trưởng khách hàng mở tài khoản đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp;
+ Phát triển số lượng giao dịch của khách hàng doanh nghiệp đã mở tài khoản; + Xây dựng gói sản phẩm theo đặc thù kinh doanh của khách hàng;
+ Tích cực bán chéo các sản phẩm, trả lương qua tài khoản đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp;
+ Phát huy mối quan hệ tốt đẹp hiện có giữa chi nhánh với tổng cơng ty trên địa bàn;
- Đối với nhóm tiền gửi có kỳ hạn:
+ Phát triển nhiều sản phẩm tiền gửi tiết kiệm linh hoạt cho nhóm khách hàng cá nhân;
+ Lãi suất cạnh tranh, nhiều khuyến mại cho khách hàng; + Đơn giản các thủ tục, phục vụ nhanh chóng, thuận tiện;
+ Phát triển nhiều sản phẩm với công nghệ hiện đại như chuyển tiền, tiền gửi trực tuyến cho các đối tượng nhân viên văn phòng;
+ Tăng cường các địa điểm giao dịch tại các siêu thị, khu mua sắm, khu dân cư đơng đúc.
- Đối với nhóm tiền gửi bằng ngoại tệ:
+ Tăng cường thu hút tiền gửi khách hàng cá nhân bằng cách mở rộng hoạt động kiều hối;
+ Đẩy mạnh phát triển nhóm khách hàng xuất khẩu bằng cơ chế mua ngoại tệ với mức giá tốt đồng thời khi họ có nhu cầu mua ngoại tệ thì chi nhánh cần hỗ trợ họ trong việc các chính sách tín dụng ưu đãi;
+ phát triển nhóm khách hàng doanh nghiệp FDI.
Bên cạnh đó, là một số giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ huy động vốn, như:
- Áp dụng thường xuyên các hình thức huy động vốn với thời hạn dài dưới hình thức trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có kèm theo các hình thức khuyến mãi hấp dẫn.
- Gắn hoạt động huy động vốn với các dịch vụ tiện ích khác như dịch vụ the ̉,thanh tốn qua tài khoản tiền gửi...
- Tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Tăng cường dịch vụ trả lương qua tài khoản đối với cán bộ nhân viên, viên chức, vừa phát triển được dịch vụ thẻ, bên cạnh đó sử dụng được nguồn tiền nhàn rỗi ở đối tượng này
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn từ thị trường trong nước, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các dự án, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Xây dựng nền tảng khách hàng bền vững nhằm huy động vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Xóa bỏ sự chênh lệch giữa tiền gửi của doanh nghiệp với tiền gửi tiết kiệm của dân cư; đa dạng hình thức gửi phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của khách hàng doanh nghiệp.
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tín dụng
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Tiến hành phân tích, đánh giá quy mơ, cơ cấu và hiệu quả tín dụng đối với các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, để trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an tồn - hiệu quả - bền vững.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro bằng cách: Xếp hạng tín dụng khách hàng, quản lý quan hệ khách hàng bằng hệ thống kho dữ liệu, thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, phân loại nợ vay.
- Tiếp tục đẩy mạnh tín dụng bán lẻ các bộ sản phẩm tín dụng nhằm tăng cường tín dụng, đồng thời sẽ góp phần làm cho hoạt động tín dụng thêm phong phú, đa dạng và bền vững.
- Cần chú trọng đến công tác tư vấn cho khách hàng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn vay.
- Cần tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và phát triển các dịch vụ tiện ích cho chi nhánh.
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh tốn
- Hồn thiện các phần mềm quản lý thống kê nhu cầu thanh toán ở các thời điểm khác nhau.
- Tập trung khai thác các nhóm dịch vụ có khả năng thu phí cao như tài trợ thương mại, chuyển tiền quốc tê, kiều hối...
- Tiếp tục phát triển các sản phẩm thẻ cả về mặt số lượng phát hành, chủng loại và về tính năng.
- Cho ra các sản phẩm màu sắc, kiểu dáng mẫu mã đa dạng hơn phù họp với từng đối tượng khách hàng.
- Đẩy mạnh hơn cơng tác thanh tốn quốc tế.
3.2.4. Các giải pháp khác
Bên cạnh những giải pháp trên nhằm giúp cho quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ, đúng với định hướng, thì ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình cần có những giải pháp sau:
Thứ nhất, giải pháp hồn thiện chính sách lãi suất và phí. Thứ hai, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ ba, giải pháp hồn thiện kênh phân phối và chính sách xúc tiễn hỗn hợp. Thứ tư, chính sách hồn thiện cơ sở vật chất.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Hồn thiện pháp luật để tạo lập mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững; môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, thơng thống nhằm tạo điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh trong nước nhằm góp phần thực hiện tốt tăng trưởng kinh tế, nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay vốn đang khó khăn .
Nhà nước cần thực hiện biện pháp điều tiết cung cầu thị trường, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, giá cả, không để xảy ra những cú sốc về giá, đặc biệt với những hàng hóa nhạy cảm, thiết yếu nhằm hạn chế rủi ro thị trường đối với mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Chính phủ cần tiếp tục giữ ổn định tình hình chính trị, tạo mơi trường tốt cho các ngân hàng thương mại hoạt động cạnh tranh lành mạnh.
Chính phủ cần tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường pháp đồng bộ, đảm bảo an tồn cho mọi tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự thống nhất tránh chồng chéo.
- Tăng cường thanh tra , giám sát định kỳ các hoạt động của chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội. Có hình thức xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm như vượt trần lãi suất , tỷ giá , cho vay thu phí khơng đúng quy định ... nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các NHTM , gây bất ổn cho nền kinh tế .
- Tăng cường kiểm tra các đại lý thu đổi ngoại tệ của NHTM trên địa bàn để