Giải pháp chung trong việc quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành chế biến nhựa dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 88 - 99)

Tiếp tục hoàn thiện các hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lý hình sự) phải thực sự đủ mạnh để răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, xí nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) vào

công nghệ sản xuất, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện với con người.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất), phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn nhất là lực lượng thanh tra, cảnh sát môi trường, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các nhà máy xí nghiệp. Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên trách công tác quản lý môi trường, cung cấp trang thiết bị hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của lực lượng này.

Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo, gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung, quản lý môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng, phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý khí thải, nước thải tập trung, hoàn chỉnh, được cấp phép hoạt động, thường xuyên có những báo cáo định kỳ về hoạt động khí thải, nước thải đó.

Chú trọng và tổ chức hoạt động nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên cơ sở đó cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho các cấp chính quyền xem xét quyết định cấp hay không cấp giấy phép đầu tư,

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Xây dựng cho con người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường.

5.3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CÁC CHẤT Ô NHIỄM ƯU TIÊN TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN NHỰA

Ngành chế biến nhựa là một trong nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh của nước ta, nhưng bên cạnh đó ngành cũng phát thải một lượng các chất ô nhiễm tương đối lớn vào môi trường không khí và môi trường nước. Vì vậy, việc đưa ra nhiều giải pháp quản lý và xử lý các chất ô nhiễm là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách đối với các nhà doanh nghiệp hiện nay.

5.3.1 Đối với môi trường nước

Đối với môi trường nước, ngành chế biến nhựa cần quan tâm đặc biệt, vì ngành này sử dụng nguồn nước khá lớn để cung cấp cho quá trình sơ chế, rửa sạch nguyên liệu, xử lý vi sinh… Chính vì vậy lượng nước thải ra có hàm lượng TSS và BOD cao. Để giảm tải lượng ô nhiễm của chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau:

 Biện pháp giảm thiểu các chất ô nhiễm trong quá trình chế biến.

 Biện pháp xử lý nước thải thích hợp: Do đặc thù của ngành công nghệ, nước thải ngành chế biến nhựa chứa tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, độ màu cao, chọn phương pháp thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn nước thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Để đạt hiệu quả kinh tế cũng như hiệu suất xử lý cần có hệ thống phân luồng dòng thải, đặc biệt đối với những cơ sở có năng suất sản xuất chế biến nhựa lớn. Phân luồng dòng thải bao gồm:

+ Dòng ô nhiễm nặng như nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến nhựa rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia…).

+Dòng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.

+Dòng ô nhiễm từ nước thải qua các giai đoạn trung gian

Đây là biện pháp vừa mang tính kĩ thuật vừa mang tính quản lý rất hữu hiệu và kinh tế để giảm bớt định mức tiêu hao nước cho sản xuất, tiết kiệm năng lượng đồng thời giảm đi 1 lượng đáng kể nước thải cần xử lý.

Xử lý nước thải sản xuất: Tùy theo mức độ ô nhiễm của nước thải người ta có thể dùng phương pháp xử lý hóa lý hay sinh học hoặc kết hợp cả 2. Dây chuyền xử lý kết hợp thường cho hiệu quả cao hơn. Dưới đây giới thiệu quy trình xử lý nước thải ngành chế biến nhựa kết hợp phương pháp hóa lý và sinh học.

Sơ đồ công nghệ: Song chắn, lưới lọc Điều hòa Xử lý hóa lý Làm đặc, loại bỏ nước bùn Khử màu, kết thúc Loại bỏ dầu Xử lý sinh học Trung hòa Thải

Ngoài ra, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước còn được kết hợp thực hiện bằng giải pháp áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn như: tuần hoàn tái sử dụng nước nóng, hạn chế sử dụng hóa chất trợ, ở dạng độc hay khó phân hủy sinh học…

Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN/ TCVN

5.3.2 Đối với môi trường không khí

Các chất có tải lượng phát thải ô nhiễm cao nhất, đặc biệt ta cần quan tâm tới VOC, NO2, SO2. Nguyên nhân gây nên tải lượng các chất ô nhiễm này lớn là do trong quá trình sản xuất sản phẩm naphta, sản phẩm etylen, sản phẩm polyetylen ngành sử dụng nguồn năng lượng lớn là điện năng phục vụ cho quá trình tạo ra hạt nhựa thực hiện một số công đoạn như công đoạn lọc hóa dầu, cracking dầu, chưng cất phân đoạn. Chính vì vậy, tải lượng phát thải của các chất ô nhiễm thải ra môi trường không khí tương đối lớn mà chủ yếu là VOC, NO2, SO2. Để giảm tải lượng ô nhiễm của chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau:

 Phương pháp hấp thụ và hấp phụ: phương pháp hấp thụ tỏ ra có hiệu quả và

giá thành đầu tư có thể chấp nhận được. Nguyên lý của phương pháp hấp thụ là dựa trên các phản ứng hóa học, sự chênh lệch về nồng độ giữa pha khí và pha lỏng. Dung dịch hấp thụ là nước hoặc kiềm loảng sẽ hấp thu các khí như

VOC, SO2, NO2, CO… thoát ra từ một số công đoạn của công nghệ chế biến

nhựa, như từ lò hơi. Hiệu quả hấp thụ khí phụ thuộc vào việc sử dụng dung môi hấp thụ và nhiệt độ. Nếu sử dụng dung môi hấp thụ là nước, hiệu quả hấp thụ chỉ đạt 50-60% đối với các khí NO2, SO2, VOC. Tuy nhiên, nếu sử dụng dung dịch kiềm loãng là dung môi hấp thụ thì hiệu quả xử lý có thể đạt lên 85-90%. Nước thải ra từ các thiết bị hấp thụ mang tính axit hoặc chứa các chất kết tủa và muối vô cơ, do đó cần phải xử lý trước khi thải ra môi trường. Thiết bị sử dụng hấp thụ gồm các loại như sau:

Thiết bị dạng rửa Cyclon Thiết bị dạng đĩa

Tháp đệm

 Có thể xử lý đồng thời SO2, VOC và NO2 bằng dung dịch kiềm. Hiệu quả

xử lý SO2 thường đạt khoảng 90% còn NO2 là 70-90%, VOC khoảng 70-

80%. Đối với bụi bông, có thể trang bị hệ thống điều hòa khống chế nhiệt độ, độ ấm bên trong phân xưởng lao động trong giới hạn theo yêu cầu kĩ thuật ở các phân xưởng chế biến nhựa. Qua bộ phận lọc khí tuần hoàn của hệ thống điều hòa, hàm lượng bụi giảm đáng kể.

6.1 KẾT LUẬN

Nước ta hiện nay, đang trong quy trình đổi mới, hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh. Bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội do sự phát triển công nghiệp mang lại thì vấn đề môi trường cũng được đặt ra hết sức cấp bách. Việc giải và xử lý tốt các chất thải của các nhà máy, xí ngiệp, công nghiệp hiện nay cũng hết sức cần thiết.

Trong đó, ngành chế biến nhựa Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần phát triển nền công nghiệp, ngành có nhiều quy trình chế biến như: chế biến sản phẩm khô, ướt, đóng hộp hay đóng gói hút chân không…Thiết bị công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với các ngành công nghiệp khác nhưng so với thế giới thì vẫn coi là quá chậm, đó là một trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường.

Vì vậy, “Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm dựa trên tải lượng ô nhiễm” là một biện pháp hữu hiệu nhất nhằm tìm ra các nguyên tố gây ô nhiễm, để từ đó đề xuất các giải pháp làm giảm tải lượng ô nhiễm cho ngành

Đề tài đã sử dụng các phương pháp thực tế như: tập hợp và xử lý các số liệu, ước tính tải lượng ô nhiễm dựa trên cường độ ô nhiễm của IPPS do World Bank thực hiện, xuất bản 1995 và số lượng nhân công từ tổng cục thống kê (GSO), sau đó là xử lý các số liệu thống kê.

Trong thời gian thực hiện đồ án, em đã thu được những kết quả chính sau:

Đối với môi trường nước trong ngành chế biến nhựa thì hàm lượng BOD phát thải lớn nhất trong các chất gây ô nhiễm, chiếm 87%. Còn đối với môi trường không khí theo khối lượng thì hàm lượng VOC phát thải lớn nhất trong các chất gây ô nhiễm, chiếm 46%, đứng thứ 2 là NO2 chiếm 37%, kế tiếp là SO2 chiếm 15%. Môi trường không khí theo độc tính, thì hàm lượng VOC vẫn chiếm lượng phát thải lớn nhất trong các chất gây ô nhiễm, chiếm 56,5%, kế tiếp là NO2 chiếm 27,8%, và cuối cùng là SO2 chiếm 15,7%. Từ đó, đưa ra những giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm như: thay đổi nguyên nhiên liệu,

kiểm soát quá trình phát sinh khí VOC ở các công đoạn lắp đặt hệ thống thu khí ở lò hơi, máy điều hòa trong các phân xưởng chế biến.

Sau khi tính toán, chọn lọc được những thông số nào ưu tiên nhất đối với cả 2 môi trường không khí và nước, thì đưa ra những giải thích, đánh giá Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý nhằm làm giảm lượng phát thải ô nhiễm.

So sánh tổng tải lượng hát thải ô nhiễm nước, không khí theo khối lượng và theo độc tính với các ngành công nghiệp khác. Từ đó, cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá.

Đề xuất các định hướng trong tương lai, nhằm làm giảm lượng phát thải ô nhiễm cho ngành.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Ưu tiên sử dụng các biện pháp can thiệp đối với ngành công nghiệp nhằm quản lý ô nhiễm

 Báo cáo này đã ước tính tải lượng ô nhiễm phát thải từ ngành chế biến . Báo cáo cũng phân tích sâu các loại chất gây ô nhiễm phổ biến và số lượng phát thải các chất này. Dựa vào các kết quả đó, đã xác định phân ngành gây ô nhiễm nhất là sản xuất các sản phẩm nhựa nguyên sinh và có khí gây ô nhiễm nhất là VOC, tiếp theo đó là NO2, SO2 (khí thải) và xác định phân ngành gây ô nhiễm nhất phát thải vào nước là sản xuất sản phẩm từ plastic là BOD Cần có cách tiếp cận hệ thống trên bình diện quốc gia nhằm xác định các chất gây ô nhiễm, các doanh nghiệp và khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất để ưu tiên xử lý.

 Cần phải ưu tiên xử lý các hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và có trong chất thải. Trong trường hợp này, những công cụ phân tích nêu trong báo cáo có thể giúp xác định chính xác hơn cơ sở nào đang phát thải chất gì, phát thải bao nhiêu và phát thải từ khâu nào trong quá trình sản xuất. Đây là thông tin tối thiểu cần thiết để có thể xác định đâu là lĩnh vực ưu tiên cần tập trung nguồn lực hiện có hạn nhằm kiểm soát các chất ô nhiễm độc hại.

 Nên tập trung nghiên cứu một cách hệ thống tình hình ô nhiễm ở các khu công nghiệp và các làng nghề nhằm cung cấp vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp quản lý ô nhiễm công nghiệp. Nếu thu thập được them thông tin chi tiết từ điều tra doanh nghiệp hằng năm của TCTK, thì có thể sử dụng phương pháp IPPS như một công cụ hữu ích để đánh giá ban đầu.

 Cần cải tiến phương thức tài trợ cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm ở những cơ sở ô

nhiễm nghiêm trọng nhất. Nhiều doanh nghiệp không có khả năng giải quyết vấn đề ô nhiễm hoặc đầu tư cho các hệ thống xử lý chất thải. Các doanh nghiệp này thường khó khăn về kinh tế và không đủ nguồng lực để đầu tư vào những việc mà họ coi là không đạt hiệu quả đối với kiểm soát ô nhiễm. Nhưng cùng với thời gian, chắc chắn sẽ cần them nhiều nguồn quỹ cho hoạt động này.

6.2.2 Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan nhằm quản lý ô nhiễm hiệu quả hơn

 Chính phủ đang tích cực đổi mới hệ thống hành chính công theo hướng cởi mở và

minh bạch, có sự tham gia của nhiều bên, bình đẳng, chất lượng và hiệu quả.

 Các nhiệm vụ quản lý ô nhiễm liên quan đến nhiều ngành khác nhau, không một cơ quan đơn lẻ nào có thể quản lý tất cả các quá trình tác động đến chất lượng môi trường. Do vậy, cần phải có một cơ quan đầu mối chỉ đạo các hoạt động và điều hành tiếp cận hợp tác liên ngành.

 Bộ TNMT và các Bộ khác cần thúc đẩy việc thành lập mới và củng cố đơn vị quản

lý môi trường trong ngành, để công tác bảo vệ đạt được những tiến bộ trong thời gian ngắn hạn hoặc trung hạn.

 Các Bộ ngành và cơ quan quản lý ở cấp tỉnh phải thành lập bộ phận quản lý môi trường và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như mối quan hệ làm việc giữa bộ phận này với Bộ và Sở TNMT.

 Bộ KH&ĐT và Bộ TNMT cần đề xuất một hệ thống giám sát và báo cáo về bảo vệ môi trường như một bộ phận của chu trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực thi cho công việc đó.

 Các Bộ và các cơ quan quản lý ngành cần phải được hỗ trợ mạnh mẽ hơn và hướng dẫn áp dụng tiếp cận có tính hệ thống để thực hiện các chính sách môi trường quan trọng như Nghị Quyết 41 và các chiến lược, kế hoạch.

6.2.3 Tăng cường giám sát và cưỡng chế trong quản lý ô nhiễm công nghiệp

 Cần làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ thanh tra kiểm soát ô nhiễm,

đặc biệt đối với các cơ sở công nghiệp thường xuyên không cho các cán bộ thanh tra môi trường vào thi hành phận sự.

 Cấn phải có quy định bắt buộc các cơ sở công nghiệp tự báo cáo vế tình hình bảo

vệ môi trường, kém theo đó là các chế tài xử phạt hành chính những trường hợp cố tình báo cáo sai hoặc thiếu thông tin.

 Cần nổ lực phất triển them một số phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn để có thể giúp các cơ sở công nghiệp lấy mẫu và phân tích, nhờ vậy thực hiện được trách nhiệm tự báo cáo.

 Quản lý và phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành chế biến nhựa dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 88 - 99)