Hiện trạng quản lý và sản xuất của ngành nhựa

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành chế biến nhựa dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 35 - 99)

2.2.1 Vị trí của ngành

Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây

là 15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.

Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nhựa Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới. Chính phủ đã đặt ra kế hoạch tăng trưởng ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Hiệp hội Nhựa ước tính rằng năm 2009 ngành sản xuất nhựa trong nước sẽ đạt sản lượng là 3,2 triệu tấn, tăng từ 2,3 triệu tấn năm 2008; và kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2008.

Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia, máy móc và thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa. Trung bình hàng năm, Việt Nam nhập khẩu từ 70 đến 80% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác nhau và hàng trăm loại chất phụ gia. Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu là từ các nước châu Á và châu Âu.

Nhu cầu thị trường

Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2008 là 34kg/người. Chính phủ hy vọng đến năm 2010 sức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ là 40kg/năm. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận tải và các ngành sản xuất khác phát triển.

Hình 2.3: Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn vị: kg/ người)Nguồn: Bộ Công Thương

Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng cũng kích thích sự tăng trưởng của ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam. Nhựa là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây. Theo một số báo cáo, dự báo năm 2009 kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng 15,9%.

Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Năm 2008, tổng doanh thu mặt hàng nhựa toàn cầu khoảng 400 tỷ USD trong số đó, nhựa vật liệu chiếm 50%, nhựa bán thành phẩm chiếm 25% và 25% là nhựa hoàn chỉnh. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào (1) việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến; (2) được hưởng những ưu đãi về thuế quan và (3) có khả năng thâm nhập thị trường tốt.

Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu nhựa của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2009 (đơn vị: triệu USD) Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam

Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên thế giới, bao gồm các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Và hiện có 530 công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.

Bảng 2.1. Tham khảo một số thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt kim ngạch cao

Thị trường Tháng 3/2010 (USD) So T2/2010 So T3/2010 Nhật Bản 21,807,579 64% 43% Mỹ 8,584,888 64% -45% Hà Lan 4,848,555 51% 61% Đức 6,001,882 90% 93% Anh 3,839,701 48% 34% Campuchia 4,999,245 113% 34%

Malaysia 2,921,517 36% 181%

Philippin 3,136,487 70% 142%

Indonesia 4,409,497 182% 418%

Pháp 2,571,649 117% 39%

Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam

Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa ngày càng tăng do sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều hơn nhựa nguyên liệu cũng như thiết bị và máy móc sản xuất.

Hình 2.5 Sơ đồ quy trình sản xuất chế biến sản phẩm

Khí nén Hạt nhựa, phụ gia

Nước nóng tuần hoàn tái sử dụng

Băm, máy xay

Nhựa phế liệu Điện Sản phẩm Hoàn tất, đóng gói Ép phun, ép đùn Nước giải nhiệt Điện Sản phẩm polyetylen Sản phẩm etylen

Điện VOC, SO2, bụi

Điện SO

2, VOC, CO2 Sản phẩm naphta

Đầu vào Đầu ra

Rửa sơ bộ Lọc hóa dầu Dầu thô Điện Điện VOC, NO2 VOC, NOX

a. Thiết bị:

Thiết bị máy móc ngành nhựa được phản ánh rất rõ thông qua các giai đoạn đầu tư. Sau năm 1975, cả Thành phố Hồ Chí Minh có 1200 cơ sở sản xuất nhựa, có khoảng 2000 máy móc các loại. Nhiều cơ sở có tên, có máy móc nhưng chỉ để nhập nguyên liệu nhựa về bán theo cơ chế quản lý của chế độ cũ; có cơ sở sản xuất gia đình chen lẫn một số nhà máy lớn như Rạng Ðông, Bình Minh và các nhà máy thuộc Liên Hiệp Nhựa thành phố.

Ðến nay, cả nước có hơn 5000 máy bao gồm: 3000 máy ép (injection), 1000 máy thổi (bowling injection) và hàng trăm profile các loại trong đó 60-70% là máy đời mới. Tỷ lệ nhập máy móc thiết bị thông qua cảng Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 99% là máy đời mới (tổng giá trị hơn 26 triệu USD).

Máy móc thiết bị chủ yếu được nhập từ châu á. Các công nghệ mới hiện đại trong 8 ngành kinh tế kỹ thuật nhựa đều đã có mặt tại Việt Nam, tiêu biểu như các công nghệ sản xuất vi mạch điện tử bằng nhựa, DVD, CD, chai 4 lớp, chai Pet, Pen, màng ghép phức hợp cao cấp BOPP.

b. Công nghệ:

b1. Công nghệ ép phun (Injection Technology):

Ðây là công nghệ truyền thống của ngành sản xuất nhựa, được phát triển qua 4 thế hệ máy, thế hệ thứ 4 là các loại máy ép điện, ép gaz đang được áp dụng phổ biến ở các quốc gia có công nghiệp nhựa tiên tiến (Mỹ, Ðức, Nhật...) đang thâm nhập vào thị trường châu á. Loại công nghệ này phục vụ cho các ngành công nghiệp điện tử, điện dân dụng, sản xuất xe hơi và các ngành công nghiệp khác, đỉnh cao của công nghệ này là công nghệ nhựa vi mạch điện tử.

Tại Việt Nam, hiện có gần 3000 thiết bị ép phun, trong đó có 2000 máy ở thế hệ thứ 2, thứ 3 (những năm 90). Trước đây công nghệ ép phun được sử dụng sản xuất hàng gia dụng nay đã chuyển sang hàng nhựa công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp khác, sản phẩm của nó đụơc thay thế các chất liệu khác như gỗ, sắt, nhôm trong công nghiệp bao bì và hàng tiêu dùng.

Ðây là công nghệ thổi màng, sản xuất ra các loại vật liệu bao bì nhựa từ màng, dùng trong các công nghệ thổi túi PE, PP và màng (cán màng PVC). Các loại máy thổi được cải tiến từ Việt Nam để thổi túi xốp từ nhiều loại nguyên liệu phối kết, sử dụng các loại nguyên liệu từ đơn nguyên PE, PP đến phức hợp OPP, BOPP thông qua giai đoạn cán kéo hai chiều, bốn chiều. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhựa sử dụng công nghệ đùn thổi bằng nhiều thiết bị nhập từ các nước, nhiều thế hệ để sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa. Bên cạnh đó, ngành thổi bao bì dạng chai nhựa tiên tiến như PET, PEN, thùng phuy... đều phát triển từ công nghệ đùn thổi.

b3. Công nghệ đùn đẩy liên tục (Profile):

Ðược cải tiến từ công nghệ truyền thống đùn thổi, từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội phát triển được hình dung thành các nhóm hàng sau đây:

Nhóm sản phẩm dạng ống, từ ống PVC thoát nước đến PE cấp nước, cao cấp là các sản phẩm ống phức hợp nhôm nhựa, ống phức hợp gaz, cáp quang...

Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng, gia công thành phẩm khung cửa PVC, tấm trần, vách ngăn.

b4. Công nghệ chế biến cao su nhựa:

Là công nghệ ép sử dụng phổ biến trong các ngành chế biến cao su và các công nghệ ép phun sử dụng cùng lúc hai loại nguyên liệu nhựa và cao su Latex hoặc nhựa phối kết với cao su thiên nhiên với dạng compound. Là ngành kinh tế kỹ thuật nhựa có sức thu hút lớn chiếm vị trí thứ 3 trong 8 ngành kinh tế kỹ thuật nhựa. Công nghiệp gia công giày, dép nhựa cũng gắn liền với công nghệ này.

b5. Các công nghệ khác như:

Composite, Melamine, Công nghệ EVA, PU, EPS và các công nghệ phụ.

Thực trạng công nghệ nhựa hiện nay vừa thoát khỏi giai đoạn phát triển tự nhiên, từng bước đi vào quỹ đạo có quy hoạch, có định hướng, đặc biệt quá trình hội nhập đã thúc đẩy ngành nhựa phát triển mạnh hơn, nhanh hơn.

Nói chung, rất nhiều công nghệ sản xuất nhựa tiên tiến đang được áp dụng tại Việt Nam, tuy nhiên chưa được phổ biến. Từ năm 2005, nhiều nhà sản xuất nhựa tại Việt Nam

đã đầu tư đáng kể vào việc nâng cấp trang thiết bị sản xuất và máy móc của họ để cải thiện sản phẩm nhựa của họ về chất lượng và thiết kế, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ, một vài công ty lớn đang sản xuất sản phẩm nhựa chất lượng và công nghệ cao sử dụng thiết bị tiên tiến và máy móc nhập khẩu từ Đức, Italy và Nhật Bản. Xu hướng này sẽ tiếp tục khi mà ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phấn đấu để duy trì khả năng cạnh tranh của mình và mở rộng năng lực thâm nhập trên thị trường thế giới.

2.2.3 Vấn đề quản lý môi trường của ngành nhựa

2 .2.3.1 Áp dụng hệ thống quản lý theo công nghệ SXSH

Ngày càng nhiều Doanh nghiệp nhựa áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn SXSH

Bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội của các quốc gia, trở thành nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế của mình các doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ “sản xuất sạch hơn” hoàn thiện công tác quản lý của mình một cách có hiệu quả, để tăng lơi nhuận giảm chi phí,tiết kiệm được năng lượng, tiết kiệm được thời gian, giảm được tải lượng phát thải của các chất ô nhiễm ra môi trường. Thì một trong những công ty đã áp dụng công nghệ này là công ty TNHH AN PHAT, công ty TNHH POLYTECH Hàn Quốc, công ty thép THÉP VIỆT, công ty TNHH sản xuất và thương mại MỸ HƯNG, công ty nhựa BÌNH MINH để có thể định hướng phát triển sản xuất kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường thực hiện chiến lược phát triển bền vững (để góp phần làm tốt hơn việc bảo vệ môi trường trong công nghiêp cũng như trong công tác quản lý).

Đối với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mỹ Hưng, các nguồn ô nhiễm chính của quá trình sản xuất là: nhiệt độ, tiếng ồn, khí thải, nước thải và chất thải rắn. Trung bình để sản xuất 1 tấn sản phẩm, công ty thải ra 7.45 m3 nước thải từ công đoạn rửa và băm liệu (trong đó có hàm lượng BOD và COD rất cao) và 80 kg chất thải rắn (gồm bụi, rác thải rắn, nhựa rơi vãi, nhựa cháy và nhựa vụn). Bên cạnh đó, dòng thải khí than ở khâu sấy nguyên liệu, hơi nhựa cháy ở khâu tạo hạt và nung thổi túi có thể gây ô nhiễm môi trường. Nhận thấy nhu cầu cần thiết phải áp dụng SXSH để nâng cao hiệu suất sản xuất

và giải quyết các vấn đề về môi trường, Công ty đã tích cực tham gia vào dự án trình diễn SXSH của Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp từ năm 2007.

Công ty đã thành lập tổ SXSH có nhiệm vụ xem xét, xác định các trở ngại, phân tích các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Tổ đã phối hợp với các chuyên gia tư vấn SXSH để tập trung đánh giá SXSH cho dây chuyền sản xuất túi nylon loại 2. Đây là dây chuyền sản xuất chính của công ty, tiêu thụ nhiều nguyên liệu và năng lượng nhất, đồng thời cũng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Nếu cải thiện được dây chuyền này sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho Công ty, đặc biệt là giảm được ô nhiễm môi trường. Tổ SXSH đã tìm kiếm ra 21 giải pháp sản xuất sạch hơn. Một số giải pháp đã được áp dụng và đem lại lợi ích như sau:

Lợi ích kỹ thuật Lợi ích kinh tế Lợi ích môi trường

Cắt giảm 64 kWh điện

/tấnSP Tiết kiệm 12.000.000 đồng/năm

Giảm phát thải 8640 kg CO2/năm

Cắt giảm 0,5 m3/tấn SP Giảm 94 m3 nước thải/năm

Bảng 2.2. Một số giải pháp tiêu biểu đã được thực hiện

TT Tên giải pháp Đầu tư Hiệu quả Nhóm

giải pháp

1 Kiểm soát chặt chẽ khâu nhập

phế liệu Chi phí

thực tế 30 triệu đồng

Giảm tiêu thụ điện, giảm lượng nước sử dụng và thất thoát nguyên liệu

QLNV

2 Phân loại phế liệu trước khi

3 Che chắn máy đập bụi tốt hơn CTTB 4

Điều chỉnh lưu lượng bơm nước cấp đúng theo nhu cầu sử dụng

KSQT

5 Nâng cao ý thức tiết kiệm nước

cho công nhân KSNV

6

Sử dụng bể lắng sau rửa và tuần hoàn nước rửa cho máy băm liệu nước

CTTB

7 Cải tiến máy vắt ly tâm để

giảm độ ẩm vật liệu trước sấy CTTB

8 Tăng cường thông gió nhà sấy QLNV

9 Đào tạo tay nghề công nhân QLNV

10

Cải tiến bộ điều khiển cấp điện nòng đốt máy ép nhựa để khống chế nhiệt độ chính xác

CTTB

Thay thế đầu lò máy tạo hạt

bằng đầu lò Đài Loan CTTB

QLNV: Quản lý nội vi; KSQT: Kiểm soát quá trình; TĐNVL: Thay đổi nguyên vật liệu; CTCN: Cải tiến công nghệ; THTSD: Tuần hoàn tái sử dụng; ĐMTB: Đổi mới thiết bị; ĐMSP: Đổi mới sản phẩm đồng thời với giải pháp sản xuất sạch hơn, công ty cũng mạnh dạn đưa ra các giải pháp đầu tư lớn để tạo bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh với mức đầu tư hơn 880 triệu đồng. Công ty đã đầu tư lắp hệ thống hút và xử lý

khí thải sử dụng than hoạt tính khử mùi khí nhựa cháy trong các xưởng có máy ép nhựa, đồng thời thay thế các động cơ quấn lại bằng động cơ mới, kết hợp lắp biến tần ở những vị trí thích hợp. Riêng giải pháp chuyển đổi từ băm thủ công sang sử dụng hệ thống máy ly tâm đã giảm tiêu thụ 420m3 nước mỗi năm, tương đương giảm 420m3 nước thải tuần hoàn, giảm tiêu thụ 336kWh điện, giảm lao động thủ công nặng nhọc...

Với quyết tâm thực hiện SXSH, Công ty Sản xuất và Thương mại Mỹ Hưng đã triệt để thực hiện các bước của SXSH, đào tạo tay nghề cho công nhân. Từ đó, cán bộ công nhân viên trong công ty có ý thức cao hơn trong tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường. Năng suất chất lượng sản phẩm được nâng cao, Công ty có thêm nhiều cơ hội cải tiến đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ mới. Đặc biệt là môi trường làm việc đã được cải thiện rõ rệt, sức khỏe người lao động được đảm bảo tốt hơn so với trước khi thực hiện SXSH. Từ những kết quả mà công nghệ sản xuất sạch hơn đem lại ta có thể thấy được khi áp dụng công nghệ SXSH là một bước quan trọng cho đánh giá công nghệ ở cấp độ

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành chế biến nhựa dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 35 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)