Tổng quản giải pháp quản lý môi trường áp dụng cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành chế biến nhựa dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 26 - 35)

2.1.3.1.1 Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001

Chứng nhận ISO 14001 dựa trên cơ sở tự nguyện, mặc dù nó có một sức ép đáng kể từ những người mua hàng Tây Âu

Nó là một quyết định của đội ngũ quản lý nhằm tránh sự ô nhiễm chất thải và trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn khi tôn trọng môi trường.

Các bộ tiêu chuẩn được thể hiện chi tiết dưới dạng thực hiện các công việc cụ thể. Một chính sách môi trường cần trình bày một cách có hệ thống.

Kế hoạch, trách nhiệm và các tiến trình phải được ghi chép bằng văn bản. Các cơ chế kiểm soát, điều chỉnh và hoạt động ngăn cản cần được định ra. Yêu cầu kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài.

Yêu cầu thực hiện kiểm tra quản lý định kỳ. Giấy chứng nhận do bên thứ ba cấp.

2.1.3.1.2 Quá trình thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

Quá trình thực hiện gồm 5 yếu tố chính:

 Chính sách

 Kế hoạch

 Thực hiện

 Kiểm tra và hành động khắc phục

 Xem xét của Ban lãnh đạo

Tất cả các yếu tố này tương tác với nhau tạo thành một khung thống nhất, được xây dựng hỗ trợ lẫn nhau. Xây dựng một hệ thống để cải thiện môi trường được cải tiến liên tục.

Với việc cải tiến liên tục Hệ thống quản lý môi trường, tổ chức có thể đạt được việc cải tiến kết quả hoạt động môi trường, đây là lợi ích mà tổ chức có được khi thực hiện ISO 14001. Đầu ra của việc thực hiện ISO 14001 là sự phát triển một hệ thống quản lý môi trường độc lập, không phụ thuộc vào cá nhân nào.

2.1.3.1.3 Những lợi ích và khó khăn của việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

a) Lợi ích của việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

Các doanh nghiệp sản xuất nói chung tin tưởng rằng việc đầu tư trong lĩnh vực môi trường là sự đầu tư phi lợi nhuận. Quản lý môi trường không chỉ là công cụ thúc đẩy phát tiển bền vững mà việc đầu tư trong lĩnh vực môi trường còn cung cấp lợi nhuận tài chính cho kinh doanh. Thực tiễn là thúc đẩy sử dụng bền vững nguồn lực, quản lý môi trường tốt cũng đồng thời bảo đảm các nguồn lực và việc định giá sẽ không gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh trong thế hệ tương lai. Những lợi ích đem lại nhờ hệ thống quản lý môi trường là rất lớn. Những kết quả đem lại bao gồm:

 Giảm các chi phí thông qua giảm các nguyên liệu, năng lượng và sử dụng các sản

phẩm phế thải.

 Nâng cao năng suất.

 Cải tiến công nghệ.

 Cải tiến việc thực thi về môi trường.

 Cải tiến các mối quan hệ cộng đồng và công cộng.

 Cải thiện lòng tin của khách hàng và các nhà đầu tư.

 Lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần.

 Giảm phí bảo hiểm.

 Cải thiện tính bảo đảm của tín dụng, giảm nguy cơ và trách nhiệm pháp lý về mặt

môi trường.

b) Khó khăn của việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001

Việc tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 14001 nói chung sẽ rất tốn kém cho từng doanh nghiệp. Các chi phí liên quan bao gồm 3 loại như sau:

 Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường.

 Chi phí tư vấn.

 Chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba.

Sau đây là chi phí chứng nhận và giám sát trong khoảng thời gian là 3 năm (1 năm giám sát 1 lần) tham khảo của công ty chứng nhận DNV:

Tổ chức có từ 150 – 450 người: 5460USD Tổ chức có từ 450 – 700 người: 6100USD Tổ chức có từ 700 – 2000 người: 7460USD Tổ chức có từ 2000 – 5000 người: 8900USD 2.1.3.2 Sản xuất sạch hơn 2.1.3.2.1 Ý nghĩa của SXSH

Ý nghĩa cơ bản của SXSH rất đơn giản: gia tăng hiệu quả sản xuất cùng lúc với việc loại trừ hay ít nhất cũng làm giảm thiểu chất thải, khí thải thay vì phải xử lý sau khi chúng đã phát sinh.

Trong mấy thập niên qua, các doanh nghiệp đã đối phó với những vấn đề môi trường tuần tự theo 3 bước như sau:

1. Giả lơ, không chú ý

2. Thải cho tan vào môi trường 3. Kiểm soát

Theo trình tự này, mỗi bước xuất hiện như giải pháp khả thi cho các vấn đề không thể giải quyết được ở bước trước đó. Nay đã đến giai đoạn mà biện pháp kiểm soát được coi là giải pháp ngắn hạn không mang tính tối ưu nữa. Gánh nặng tài chính phát sinh do chi phí sử lý ô nhiễm cuối dòng thải đã khiến các doanh nghiệp không còn thiết đến các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Ngày nay, người ta nhận ra rằng, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa sẽ hay hơn. Nghĩa là giảm ngay chính việc phát sinh ra chất thải hơn là tìm cách chữa, xử lý ô nhiễm sau khi chúng đã phát sinh. Phương pháp này được biết đến qua nhiều thuật ngữ “Ngăn ngừa ô nhiễm”, “Giảm thiểu chất thải”, “Sản xuất sạch hơn”. Nói một cách đơn giản, SXSH có thể hiểu như là một lối suy nghỉ mới, sang tạo về sản phẩm và quy trình làm ra sản phẩm. Nó được đạt tới bởi việc liên tục áp dụng các chiến lược làm giảm thiểu quá trình gây ra chất thải và khí thải.

2.1.3.2.2 Khái niệm sản xuất sạch hơn (SXSH) của UNEP

(Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc)

 SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược môi trường tổng hợp mang tính ngăn ngừa vào quy trình sản xuất và đối với sản phẩm nhằm giảm các rủi ro do con người và môi trường

 Đối với quy trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm khối lượng và độ độc hại của khí thải, chất thải trong quy trình.

 Đối với sản phẩm, chiến lược tập trung vào các tác động phát sinh trong suốt chu kỳ tuổi thọ sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu cho đến tận lúc thải bỏ sản phẩm hết còn dùng được.

Các yếu tố trong định nghĩa SXSH được tóm tắt như sau:

2.1.3.2.3 Phương pháp luận của một chương trình SXSH có hiệu quả được trình bày ở sơ đồ sau:

Bước 1: HÌNH THÀNH CHƯƠNG TRÌNH

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm thực hiện.

Nhiệm vụ 2: Lập bảng các dây chuyền công nghệ.

Nhiệm vụ 3: Nhận dạng và lựa chọn dây chuyền công nghệ có chất thải lớn. Liên tục

Ngăn ngừa Chiến lược nhằm

Dịch vụ Tổng hợp (khí, nước, đất ) Giảm rủi ro Con người Sản phẩm & Quy trình sản xuất SXSH Môi trường

Bước 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ

Nhiệm vụ 4: Sơ đồ công nghệ theo các công đoạn. Nhiệm vụ 5: Lập bảng cân bằng vật chất, năng lượng. Nhiệm vụ 6: Đánh giá chi phí chất thải.

Nhiệm vụ 7: Nhận dạng nguồn gốc chất thải.

Bước 3:CÁC KHẢ NĂNG GIẢM THIỂU CHẤT THẢI

Nhiệm vụ 8: Xác định những khả năng có thể nhằm giảm thiểu chất thải. Nhiệm vụ 9: Lựa chọn những khả năng khả thi.

Bước 4: LỰA CHỌN CÁC ĐIỀU KIỆN KHẢ THI

Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về Kỹ Thuật. Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về Kinh Tế. Nhiệm vụ 12: Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường. Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các khả năng thực hiện.

Bước 5: TRIỂN KHAI CÁC ĐIỀU KIỆN KHẢ THI

Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị các điều kiện thực hiện. Nhiệm vụ 15: Thực hiện giảm thiểu chất thải. Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả.

Bước 6: DUY TRÌ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM

Nhiệm vụ 17: Vận hành và quản lý, duy trì chương trình giảm thiểu chất thải. Nhiệm vụ 18: Nhận dạng, lựa chọn các quá trình và nguồn gốc chất thải.

Đối với một chương trình SXSH có hiệu quả, điều thiết yếu ở đây là kết hợp những nhóm khác nhau để đảm bảo việc thực hiện. Việc làm thế nào để định hình chương trình phụ

thuộc vào quy mô, thành phần của nhà máy và những vấn đề về nước thải, khí thải của nhà máy. Chương trình cần có đủ tính linh động để đáp ứng những trường hợp không lường trước được trong quá trình thực hiện. Một thủ tục theo từng bước có tính phương pháp đảm bảo sẽ khai thác đầy đủ nhất những cơ hội mà SXSH đem lại.

2.1.3.3 Quản lý nội vi

Quản lý nội vi là những biện pháp thiết thực nhất dựa trên tư duy thuần túy mà các doanh nghiệp có thể áp dụng ngay và dựa vào khả năng của họ để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, và giảm tác động của hoạt động doanh nghiệp lên môi trường, cải tiến các thủ tục hành chánh và an toàn lao động. Vì vậy, đây là một công cụ để quản lý chi phí, quản lý môi trường và thay đổi cơ cấu tổ chức. Chỉ khi nào mà các lĩnh vực này được quan tâm một cách đầy đủ thì mới có thể đạt cùng một lúc 3 hiệu quả về kinh tế, môi trường, tổ chức và vì thế một quy trình cải tiến tiếp theo trong công ty mới có thể thiết lập.

Ba lợi ích có thể thu được cho quản lý nội vi là:

 Tiết kiệm chi phí.

 Quản lý môi trường tốt hơn.

 Cải tiến cơ cấu tổ chức.

Chúng đã tạo nên hình tam giác biểu hiện sự ảnh hưởng lẫn nhau, cho phép bạn có thể thực hiện cùng lúc 3 mục tiêu và dẩn đến một quy trình cải tiến liên tục trong công ty.

Hình 2.2: Sự tương tác giữa 3 lợi ích

Hoạt dộng quản lý nội vi mang tính chất tự nguyện nhằm mục đích:

 Hợp lý hóa việc sử dụng nguyên liệu, nước cũng như năng lượng đầu vào, giảm những thất thoát nguyên vật liệu đầu vào có giá trị và vì thế giảm chi phí hoạt động.

 Cắt giảm khối lượng hoặc độ độc hại của chất thải, nước thải và các chất khí thải có liên quan đến sản xuất.

 Tái sử dụng hoặc tái chế tối đa đầu vào và các nguyên liệu đóng gói.

 Cải thiện các điều kiện làm việc cũng như an toàn lao động trong doanh nghiệp.

 Cải tiến cơ cấu tổ chức.

Chi phí

Môi trường

Quản lý nội vi có thể mang lại lợi ích kinh tế thực sự và là một lợi ích cho doanh nghiệp trên phương diện giảm thiểu chất thải cũng như trong việc sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, từ đó giảm các chi phí hoạt động.

Hơn nữa, việc ứng dụng quản lý nội vi giúp doanh ngiệp cắt giảm các tác động lên môi trường, do cải thiện hình ảnh về doanh nghiệp cũng như sản phẩm của họ trong mắt khách hàng, các nhà cung cấp, doanh nghiệp bạn và cơ quan thẩm quyền. Vì vậy, các khía cạnh về tổ chức được nêu lên trong suốt quá trình thực hiện có thể mang lại lợi ích về tổ chức để giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian dài. Quá trính thực hiện Quản Lý nội vi bao gồm:

 Sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả và đánh giá những tác động lên môi trường.

 Giảm, tái sử dụng, tái chế theo cách lành mạnh về mặt môi trường và xử lý chất thải.

 Lưu kho và xử lý, vận chuyển nguyên vật liệu một cách phù hợp.

 Giảm sử dụng năng lượng – sử dụng khí thải và các nguồn năng lượng lành mạnh

về mặt môi trường.

 Giảm sử dụng nước – nước thải.

 An toàn lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động để tránh tai nạn lao động, các

chất nguy hiểm, tiếng ồn và bị thương.

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành chế biến nhựa dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)