4.4.1.1 Theo khối lượng
Vì đơn vị của các chất ô nhiễm không giống nhau nên tôi sử dụng chỉ số ô nhiễm trung bình đối với không khí API (Air pollution index). Từ đó, tính ra xem giá trị của phân ngành nào ô nhiễm nhất. Phân ngành nào có tải lượng ô nhiễm lớn nhất trong từng chất ô
105.4 340.5 2560 55.33 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 BOD TSS sx các sản phẩm từplastic sx plastic dạng nguyên sinh
nhiễm thì R (Rank) = 1, tương tự như vậy phân ngành nào ô nhiễm thứ 2 thì R=2, cứ như thế phân ngành không gây ô nhiễm R= 8. Cuối cùng phân ngành nào có (API) nhỏ nhất sẽ là phân ngành có tải lượng ô nhiễm lớn nhất.
Trong đó: API (không khí) = ×
Với i: SO2, NO2, CO, VOC, Bụi mịn, Tổng bụi lơ lửng
Bảng 4.8 Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các phân ngành R (Rank) SO2 NO2 CO VOC Bụi mịn Tổng bụi lơ lửng Chỉ số trung bình (API) J1 1 1 1 1 2 1 1,16 J2 2 2 2 2 1 2 1,83
Xếp hạng theo mức độ tải lượng: 1= xếp hạng thứ nhất; 2= xếp hạng thứ hai. Với 1= ưu tiên cao, 2 ưu tiên trung bình.
(j1: sản xuất plastic dạng nguyên sinh, j2: sản xuất các sản phẩm từ plastic)
Với chỉ số ô nhiễm (API) có giá trị nhỏ nhất nên j1 là phân ngành có tải lượng phát thải ô nhiễm cao nhất trong không khí. Mặc dù quá trình tạo ra hạt nhưa là một quá trình kín, nhưng toàn bộ sử dụng một lượng lớn năng lượng như điện năng, nhiên liệu sử dụng cho các công đoạn lọc hóa dầu, cracking dầu và chưng cất phân đoạn. Các công đoạn tạo ra các sản phẩm naphta, sau đó là sản phẩm etylen và sản phẩm polyetylen. Chính vì thế phân ngành tạo hạt nhựa nguyên sinh là phân ngành phát thải cao nhất. Phân ngành phát thải thải đứng thứ hai là sản xuất các sản phẩm từ plastic phân ngành này sử dụng các quá trình ép, đùn, đóng gói và hoàn tất sản phẩm nên ở công đoạn này lượng khí phát thải ra không lớn.
4.4.1.2 Theo độc tính
Các chất ô nhiễm theo độc tính có cùng đơn vị khi ta nhân tải lượng với hệ số hiệu chỉnh độc tính (α). Do đó, ta chỉ cần cộng tải lượng ô nhiễm của các chất ô nhiễm lại với nhau (PLt), phân ngành nào có tải lượng ô nhiễm đã hiệu chỉnh lớn nhất thì phân ngành đó có tải lượng phát thải theo độc tính là lớn nhất.
Trong đó: PLt= ×
Với i: SO2, NO2, CO, VOC, Bụi mịn, Tổng bụi lơ lửng
Bảng 4.9 Tổng tải lượng ô nhiễm trung bình đã hiệu chỉnh qua năm 2006 của các phân ngành vào môi trường không khí
R (Rank)
PLt
SO2 NO2 CO VOC BỤI MỊN
TỔNG BỤI LƠ LỬNG
J1 10316 20112 991,28 24530 2,08 394,05 56345
J2 1107 181 19,78 16705 57,79 84,48 18155
(j1: sản xuất plastic dạng nguyên sinh, j2: sản xuất các sản phẩm từ plastic)
Từ bảng 4. 9 ta thấy được J1 là phân ngành có (PLt) cao nhất với lượng phát thải tính theo độc tính gấp khoảng 5 lần so với phân ngành J2. Kết quả này phù hợp với kết quả đã được thảo luận ở (phần 4.4.1.1) đánh giá theo khối lượng. VOC vẫn là chất ô nhiễm cần được quan tâm nhiều nhất có tải lượng phát thải cao nhất theo kết quả ước tính tải lượng theo độc tính. Vì J1 là quá trình tạo hạt nhựa nên trong các quá trình lọc hóa dầu, chưng cất phân đoạn, sử dụng năng lượng điện cho các công đoạn tạo ra sản phẩm naphta, sản phẩm etylen, sản phẩm polyetylen làm phát sinh một lượng lớn khí VOC vào môi trường không khí.