Phương pháp xác định cường độ ô nhiễm

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành chế biến nhựa dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 54 - 58)

Hệ thống dự báo ô nhiễm công ngiệp (IPPS)

IPPS là mô hình kết hợp với số liệu về ngành công nghiệp (như lao động và sản xuất) và số liệu về tải lượng ô nhiễm để tính toán hệ số cường độ ô nhiễm, tức là mức độ phát thải ô nhiễm tính trên một đơn vị hoạt động công nghiệp. IPPS được xây dựng năm 1995, là kết quả của nổ lực hợp tác nghiên cứu giữa trung tâm nghiên cứu Kinh Tế thuộc cục Tổng Điều Tra ở Mỹ, cục bảo vệ môi trường Mỹ và Ban Nghiên Cứu chính sách của Ngân Hàng thế giới với mục đích trợ giúp các cơ quan quản lý môi trường các nước, đặt biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình, đáp ứng nhu cầu về dữ liệu phát thải ô nhiễm và dựa vào đó có thể hoạch định và xây dựng hệ thống quản lý chi phí– hiệu quả nhằm ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm.

(Nguồn: phòng nghiên cứu chính sách môi trường World Bank 1994)

Đầu tiên, hệ số cường độ ô nhiễm được tính toán dựa trên số liệu sẳn có của Mỹ lấy từ kết quả của Tổng Điều Tra công nghiệp chế biến chế tạo của Mỹ và số liệu của Cục Bảo Vệ Môi Trường Mỹ (USEPA). Các tính toán cơ bản dựa vào các thông tin của công nghiệp chế biến chế tạo như giá trị sản lượng, giá trị gia tăng, số lao động sau đó so sánh các gía trị này với USEPA về tải lượng ô nhiễm của từng nhà máy. Sau đó tính toán cường độ ô nhiễm bằng cách chia tổng tải lượng ô nhiễm cho các chỉ tiêu sản xuất (như giá trị sản lượng, giá trị gia tăng, số lao động) .

Ví dụ, hệ số cường độ gây ô nhiễm tính theo số lao động sẽ là kilôgram một chất ô nhiễm trên một lao động. Hệ số cường độ ô nhiễm tính theo lao động có trị số ổn định hơn nhiều so với hệ số tình theo các yếu tố sản xuất khác. Điều này đúng cả ở các nước phát triển và

đang phát triển. USEPA thu nhập và lưu trữ thông tin về phát thải các chất gây ô nhiễm và hóa chất có hại sức khỏe cho con người và môi trường.

IPPS có hệ số cường độ ô nhiễm cho các chất sau:

+ Các chất ô nhiễm không khí:

 Sun-phua-đi-ôxit (SO2)

 Nitơ-đi-ôxit (NO2)

 Các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)

 Bụi, bao gồm cả bụi tổng (TSP) và bụi mịn có kích thước dưới 10 mcrôn (PM10)

+ Các chất ô nhiễm nước:

 Nhu cầu ôxi sinh học (BOD)

 Tổng các chất rắn lơ lửng (TSS)

Sơ đồ xác định cường độ ô nhiễm bằng hệ thống ô nhiễm công nghiệp( IPPS)

( Nguồn: phòng nghiên cứu chính sách môi trường ,World Bank 1994 )

Giải thích

 Một câu hỏi phổ biến được đưa ra khi áp dụng IPPS ở các nước đang phát triển như Việt

Nam là: Có thực tế không khi sử dụng các hệ số cường độ ô nhiễm tính toán dựa trên tài liệu của Mỹ? Câu trả lời gồm 2 điểm. Thứ nhất, trong hoàn cảnh thiếu thông tin chi tiết về phát thải ô nhiễm, IPPS được sử dụng như phương pháp ước lượng sơ bộ cho tới khi có được những thông tin thu thập từ hệ thống quan trắc địa phương và nạp thuế vào mô

200.000 nhà máy sản xuất chế biến của toàn bộ phân ngành sản xuất của Mỹ

Dữ liệu kinh tế

Số liệu về phát thải ô nhiễm và độc chất ra không khí, nước

Dữ liệu IPPS

Cường độ ô nhiễm theo Pound/1000 $

Cường độ ô nhiễm theo Pound/1000 employee

hình để có được hệ thống dữ liệu đặc thù của nước cụ thể. Thứ hai, một lý do khác dẫn đến việc sử dụng IPPS là ở chỗ phải hiểu rằng trình độ công nghệ trong hệ thống IPPS có thể phản ánh được trình độ công nghệ của các cơ sở Việt Nam. Các hệ số cường độ ô nhiễm lấy từ IPPS được tính dựa trên dữ liệu phát thải của 20.000 nhà máy ở Mỹ vào năm 1987. Ở Việt Nam, phần lớn các cơ sở công nghiệp hiện đang sử dụng công nghệ giống với công nghệ các nhà máy ở Mỹ áp dụng cách đây 15 - 20 năm, vào khoảng cuối của thập niên 80 và đầu thập niên 90 (mặc dù trong một vài ngành như chế biến thủy sản, các công nghệ được đổi mới nhanh chóng). Điều quan trọng nhất là trong báo cáo dùng giá trị giới hạn dưới của hệ số và như vậy kết quả tính tải lượng ô nhiễm dựa theo công nghệ sử dụng ở Mỹ sát với thực tế hơn.

 Đối với Việt Nam mặc dù đã có sẵn một số thông tin quan trắc về ô nhiễm, song thông tin

này không được thu thập một cách đầy đủ và có hệ thống và không bao quát hết các chất gây ô nhiễm hoặc các ngành như trong IPPS. Những kết quả quan trắc này cũng cung cấp dẫn chứng trả lời cho câu hỏi: Liệu các công nghệ đang được áp dụng ở Việt Nam có phù hợp với các hệ số của IPPS được tính toán dựa trên các công nghệ được sử dụng ở Mỹ không? Để kiểm tra, các hệ số ô nhiễm BOD và TSS được lấy từ CTC Việt Nam và từ dự án môi trường Việt Nam – Canada. Do cơ sở dữ liệu CTC có bao gồm hệ số được tính trên số lượng lao động sản xuất cho 54 phân ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nên trong nghiên cứu này có thể so sánh với các hệ số của IPPS (tính cường độ ô nhiễm theo số lao động). Các hệ số tương quan được tính toán giữa tải lượng ước tính của BOD và TSS khi sử dụng các hệ số của IPPS và CTC. Kết quả cho thấy có sự tương thích cao ở cấp tính nhưng lại thấp hơn ở cấp ngành. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các ước tính ở cấp ngành không đáng kể về mặt thống kê. Ngoài ra, sự tương thích thấp hơn ở các ngành là do chỉ có 54 phân ngành được so sánh.

 Một loạt các nghiên cứu, ứng dụng cường độ ô nhiễm của IPPS để xác định tải lượng ô nhiễm đã và đang thực hiện ở một số quốc gia như: Brazil (1998), Latvia (1998), Thái Lan (2007), Malaysia (2008).

 Trong phần dữ liệu của hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp (IPPS) gồm phải cường độ ô nhiễm được tính theo 2 đơn vị, đó là: pound/1000 US$ và pound/1000 nhân công . Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng đơn vị là pound/1000 nhân công, bởi vài một số lý do sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Một số nghiên cứu trước đây cho thấy rằng kết quả ước tính tải lượng ô nhiễm theo đơn vị pound/1000 US$ khác biệt khá nhiều so với giá trị thực tế đo đạc, do đơn vị pound/1000 US$ có thể bị biến động theo tỷ giá hoái đoái, lạm phát của thị trường. Đây cũng chính là lý do mà việc áp dụng đơn vị pound/1000 US$ khác biệt nhiều hơn so với giá trị thực tế.

- Các giá trị về nhân công thì có thể truy cập và điều tra một cách dể dàng, trong khi các số liệu về kinh tế thì thường liên quan đến việc bảo mật trong công ty nên rất khó tiếp cận.

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành chế biến nhựa dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 54 - 58)