- Đối với cá nhân: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá
c/ Thực trạng pháp luật quy định về hình thức giao kết hợp đồng VCHH:
Tự do thỏa thuận là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá. Điều này đồng nghĩa, các bên được tự do lựa chọn hình thức phù hợp khi giao kết hợp đồng, trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Căn cứ vào khoản 1 điều 531 BLDS 2015 quy định về hình thức giao kết hợp đồng có thể thơng qua lời nói, hành vi cụ thể hoặc văn bản. Hình thức của hợp đồng là một trong những vấn đề mang tính lý luận phức tạp của chế định hợp đồng. Tầm quan trọng của chúng không chỉ dừng lại ở giá trị chứng cứ khi nảy sinh tranh chấp mà còn liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, vấn đề hợp đồng vô hiệu, hậu quả pháp lý khi hợp đồng vơ hiệu về hình thức. Gồm những hình thức sau:
Hình thức giao kết văn bản: các bên khi tham gia giao kết hợp đồng sẽ ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản chứa đựng đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng và có chữ ký xác nhận của các bên. Hình thức này tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Thơng thường theo hình thức này, hợp đồng được lập thành nhiều bản, mỗi bên giữ một bản làm bằng chứng chứng minh quyền của mỗi bên. Căn cứ vào văn bản hợp đồng, các bên dễ dàng xác định được quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên. Đặc biệt, các bên còn dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia.
Hợp đồng VCHH có thể được giao kết bằng lời nói. Là việc hai bên thảo thuận toàn bộ nội dung hợp đồng với nhau bằng miệng, thơng qua lời nói các bên thể hiện ý chí của mình. Loại hình thức này được sử dụng khác phổ biến trong đời sống xã hội, thuận tiện cho việc giao kết. Tuy nhiên về mặt phát lý là không cao, dễ xảy ra tranh chấp và khó giải quyết vì khơng có căn cứ cụ thể.
Hợp đồng VCHH cịn có thể được giao kết bằng một hình thức khác, đó là hình thức hành vi. Theo đó, hợp đồng sẽ được giao kết bằng các hành vi đó chứa đựng những thơng tin mà các bên trong quan hệ cung ứng dịch vụ đó hiểu và thực hiện trên thực tế. Giống với hình thức miệng, hợp đồng cung ứng dịch vụ được giao kết bằng hình thức hành vi có giá trị pháp lý không cao, dễ xảy ra tranh chấp.
Ngồi ra VCHH cịn được xác định bằng một số phương pháp như vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.
Pháp luật về hình thức giao kết là sự tự do lựa chọn theo nhu cầu của các bên, áp dụng vào từng hồn cảnh cụ thể để có thể xác lập quan hệ hợp đồng. Điều này thể hiện sự tự do, tôn trọng của phát luật đối với các chủ thể khi lựa chọn hình thức giao kết nhưng dẫn đến khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng đã được giao kết như: số lượng, thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng,... Bên cạnh đó, giá trị pháp lý của hình thức giao kết hợp đồng bằng miệng, bằng hành vi khơng được đảm bảo, gây khó khăn cho các bên cũng như cho cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án, Trọng tài thương mại,...) khi tranh chấp xảy ra trong việc xác định căn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Hơn nữa, tuy BLDS và LTM đã có những quy định rõ ràng về hình thức hợp đồng nhưng nhìn chung, tồn bộ quy định liên quan về hình thức của hợp đồng chưa thể hiện được quan điểm pháp lý mang tính tồn diện và hệ thống.
BLDS 2015 khơng quy định chi tiết như thế nào là văn bản, nhưng căn cứ quy
định tại Khoản 13 Điều 2 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP3 của Chính phủ về vận tải đa phương thức, “Văn bản” là một trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ hình thức nào khác được in ấn, ghi lại. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về vấn đề hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng điện tử là 2 hình thức khác nhau, khơng phải hợp đồng điện tử là một dạng của hợp đồng bằng văn bản như hiện nay, nhưng quy định như vậy là phù hợp với thực tế với thời điểm BLDS 2015 ra đời. Nhìn chung, hợp đồng vận chuyển tài sản có hình thức bằng văn bản là sự thể hiện ý chí của bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển bằng ký hiệu, chữ viết trên một định dạng nhất định.