- Đối với cá nhân: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá
d/ Thực trạng pháp luật quy định về nội dung của giao kết hợp đồng VCHH:
VCHH:
Điểm c khoản 1 điều 117 BLDS 2015: “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Nội dung của việc thỏa thuận trong giao kết HĐVCHH sẽ là tồn bộ nội dung của HĐVCHH hình thành trong tương lai. Nội dung này là tổng hợp các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng, pháp luật không giới hạn điều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau. Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết nếu phát sinh tranh chấp. Căn cứ theo Điều 398 BLDS 2015 quy định nội dung của hợp đồng có thể bao gồm các nội dung như: đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp…Đặc biệt, nội dung của hợp đồng phải cụ thể hóa tồn bộ quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển, cho thê vận chuyển và bên thức ba thì khi phát sinh tranh chấp càng dễ giải quyết. Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa với một số nội dung quy định quyền và nghĩa vụ các bên được nhắc tới từ điều 532 đến điều 540 BLDS2015. Điểm khác biệt trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá so với hợp đồng dân sự khác là nội dung thỏa thuận cần thỏa thuận vấn đề đăng kí bảo hiểm hàng hố, bốc xếp hàng lên xe, tổn thất hàng hố bị hao mịn. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng VCHH có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, đồng thời phòng ngừa những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Sau khi các bên đàm phán và quy định trong hợp đồng, mọi thỏa thuận ghi trong hợp đồng ràng buộc các bên. Hợp đồng VCHH thể hiện rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà mỗi bên trong hợp đồng có được. Các bên bắt đầu tiến hành thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng.
Các điều khoản trong nội dung của hợp đồngVCHH có thể chia ra thành ba loại: điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi.
Điều khoản cơ bản là các điều khoản xác định nội dung chủ yếu và là những điều khoản không thể thiếu của hợp đồng VCHH. Nếu khơng thỏa thuận được các điều khoản này thì hợp đồng VCHH khơng thể giao kết được.
Điều khoản thông thường là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng VCHH, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật đã
quy định. Khác với điều khoản cơ bản, các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng VCHH.
Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng VCHH tự ý lựa chọn và thoả thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Đối với điều khoản tùy nghị này, các bên có thể tùy ý thêm các điều khoản để chi tiết quyền và nghĩa vụ các bên. Điều này sẽ khơng bị pháp luật giới hạn, tuy nhiên nó phải nằm trong khuân khổ pháp luật cho phép.
So với BLDS 2005, quy định về nội dung của hợp đồng trong BLDS 2015 đã bổ sung thêm quy định: “các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng”. Đây được xem là bổ sung thêm phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, BLDS 2015 không quy định bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng VCHH là điều khoản cơ bản, điều khoản thơng thường hay điều khoản tùy nghi thì trong điều kiện nhận thức của nhà kinh doanh còn nhiều hạn chế, điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những rủi ro pháp lý, những tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.
II.1.3. Thực trạng pháp luật quy định về thực hiện HĐVCHH a/ Thực trạng pháp luật quy định về việc thực hiện HĐVCHH
Thực hiện HĐVCHH là việc bên có nghĩa vụ thực hiện tồn bộ nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền theo sự thảo thuận trong hợp đồng kí kết khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ theo thoả thuận trước đó. Phải đảm bảo thực hiện tồn bộ những gì đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo sự quy định chung của pháp luật liên quan có quy định. Nếu thực hiện sai nghĩa vụ nào hoặc không thực hiện nghĩa vụ nào sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vi phạm hợp đồng.
Thời điểm ký kết hợp đồng là thời điểm mà bên đề nghị giao kết nhận được sự chấp nhận đề nghị giao kết của bên được đề nghị trong thời hạn trả lời đề nghị. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng là cơ sở pháp lý phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên thời điểm này sẽ do hai bên ấn định trong thỏa thuận hoặc nếu hai bên khơng ấn định thì thời điểm sẽ bắt đầu kể từ khi hợp đồng được giao kết.
HĐVCHH là hợp đồng song vụ, do đó các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn và khơng được hỗn thực hiện nghĩa vụ của mình với lý do bên kia chưa thực nghĩa vụ của mình trừ một số trường hợp theo luật quy định (Căn cứ tại khoản 1 điều 410). Nếu các bên khơng có thoả thuận về việc bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì cả hai bên cung cấp dịch vụ vận chuyển và bên thuê vận chuyển phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp nghĩa vụ khơng thể thực hiện đồng
thời thì bên nào thực hiện nghĩa vụ mất thời gian hơn thì bên đó phải thay thực hiện nghĩa vụ trước (quy định tại khoản 2 điều 410 bộ luật dân sự 2015). Ví dụ như trong HĐVCHH, các bên khơng có thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ thì khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực, bên thuê vận chuyển phải có nghĩa vụ giao hàng cũng lúc đó bên vận chuyển phải có nghĩa vụ nhận hàng hoá vận chuyển.
Pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ buộc các bên phải được thực hiện trong những khoảng thời gian hợp lý không làm ảnh hưởng hay có tổn thất đối với bên có quyền. Kể cả trong khi hợp đồng hai bên không đưa ra thời gian thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ vẫn phải được đảm bảo theo đúng quy định pháp luật đã định. Tuy nhiên, quy định này chỉ mang tính khái qt chung, rất khó đề áp dụng thực tiễn.