6. Kết cấu khóa luận
3.2 Giải pháp nhằm hồn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại bộ phận Banquet
3.2.1 Xác định định mức lao động hợp lý
Bộ phận Banquet cần có những phương pháp định mức khoa học và phù hợp hơn. Vì định mức lao động là cơ sở để nhân viên hồn thành tốt cơng việc của mình, nó tác động trực tiếp đến tâm lý và thái độ làm việc của nhân viên trong bộ phận. Nếu định mức lao động quá cao sẽ khiến cho tâm lý nhân viên dễ căng thẳng, mệt mỏi, quá tải và dẫn đến chất lượng công việc bị ảnh hưởng, hiệu quả công việc cũng giảm theo. Nếu định mức lao động thấp nhân viên sẽ cảm thấy rảnh rỗi, nhàm chán và dư thừa thời gian, từ đó tọ điều kiện cho nhân viên có cơ hội làm việc riêng trong giờ. Như vậy, định mức cao hay thấp hơn so với năng lực, khả năng của nhân viên đều có những ảnh hưởng khơng tốt. Vậy nên, các nhà quản trị cần đưa ra định mức lao động thật phù hợp với đặc điểm và khả năng của nhân viên trong bộ phận. Để có được nhận định đúng nhất về các thành viên trong bộ phận thì ban lãnh đạo nên đưa ra các bài test cũng như có sự quan sát, sát sao nhân viên hơn trong quá trình làm việc.
Các nhà quản trị cần rút ra tính chất cơng việc của từng tháng, từng năm để rút ra kinh nghiệm, tìm ra điểm khác biệt. Ngồi ra cần phải quan tâm tới yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới việc xác định định mức lao động để có phương án thay
đổi phù hợp, đặc biệt là về yếu tố sức khỏe và tâm sinh lý_đây là những yếu tố tác động rất lớn tới năng suất làm việc của nhân viên và những yếu tố này thường rất nhạy cảm. Do vậy, nhà quản trị cần tạo sự tin tưởng cũng như mối quan hệ tốt với nhân viên để nhân viên cảm thấy khơng có rào cản, an tâm khi chia sẻ những vấn đề khúc mắc. Để từ đó có thể xác định định mức cho phù hợp với tình hình thực tế
Ban quản lý cần thể hiện tinh thần tập trung dân chủ, phải thu thập và thống nhất ý kiến nhân viên trong bộ phận để đưa ra quyết định cuối cùng. Để tạo sự đồng lòng và đồn kết trong bộ phận, từ đó chất lượng và tiến độ cơng việc mới được đảm bảo. Bản định mức công việc sau khi được xây dựng xong cần có thời gian thử nghiệm để kiểm tra sự chính xác và phù hợp, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân.
3.2.2 Hồn thiện phân cơng cơng việc
Chú trọng vào công tác dự báo khối lượng công việc trong thời gian tới để xác định tăng giảm nhân viên sao cho phù hợp, có kế hoạch đáp ứng và sử dụng lao động có hiệu quả. Nhất là trong năm 2021 khi mà tình hình kiểm sốt dịch bệnh trong nước tốt. Như vậy có nghĩa là nhu cầu về tiệc của khách hàng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây sẽ là cơ sở để các nhà quản trị chuẩn bị nguồn nhân lực và bố trí sử dụng cho phù hợp, có hiệu quả.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm sốt nhân lực để từ có có sự phân cơng và có sự điều chỉnh cho hợp lý đảm bảo tính cơng bằng tạo sự đồng đều giữa các nhân viên. Nếu nhân viên khơng đạt u cầu thì có thể điều chuyển hoặc cắt giảm. Bên cạnh đó cần tăng cường sự giao lưu, phối hợp giữa các bộ phận, tăng tình đồn kết giúp đỡ lẫn nhau để từ đó có sự điều chuyển nhân viên khi cần thiết.
Tăng cường giao tiếp giữa nhà quản trị với nhân viên để đảm bảo dịng thơng tin ln được cập nhật kịp thời và chính xác. Các nhà quản trị cần lắng nghe nhân viên nhiều hơn; đồng thời tham khảo các đóng góp từ nhân viên và có những lời khen ngợi, sự khích lệ khả năng sáng tạo của nhân viên. Từ đó đánh giá được năng lực của nhân viên và có sự phân cơng cơng việc phù hợp với trình độ và sở trường của từng cá nhân. Do tính chất cơng việc trong bộ phận Banquet là khơng cố định cho nên sự đoàn kết, liên kết giữa các bộ phận là vô cùng quan trọng. Việc liên kết giữa các bộ phận sẽ giúp tiến độ công việc được đảm bảo và chất lượng công việc được nâng cao. Tùy thuộc vào tần suất của cơng việc để có sự ln chuyển nhân viên giữa các bộ phận sao cho kịp thời và hiệu quả.
Phân công công việc đảm bảo đúng người đúng việc để công việc được thực hiện một cách nhịp nhàng và phù hợp với năng lực của từng người. Phân công công việc cần phù hợp với quỹ thời gian và sức khỏe của nhân viên để nhân viên có đầy đủ điều
kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi phân cơng cơng việc hợp lý sẽ giúp nhân viên có hứng thú để làm việc, tâm trí thoải mái để làm việc và kích thích khả năng sáng tạo. Tránh tình trạng phân công công việc quá tải đối với nhân viên, khi đó nhân viên sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và khơng có hứng thú với cơng việc, từ đó chất lượng công việc sẽ suy giảm và ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân viên.
3.2.3 Áp dụng quy chế làm việc phù hợp
Bộ phận Banquet khơng có thời gian làm việc cố định mà phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Do vậy thời gian làm việc trong 1 ca của nhân viên thường kéo dài 9 tiếng hoặc hơn, như vậy sẽ rất dễ gây mệt mỏi và chán nản. Chính vì vậy các nhà quản trị cần điều chỉnh thời gian làm việc của nhân viên để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và chất lượng công việc được nâng cao. Ví dụ đối với ca làm tới 23h thì nên điều chỉnh bắt đầu từ 15h hoặc kéo dài thời gian nghỉ giữa ca.
Do số lượng Trainee và Casual tại bộ phận Banquet lên tới 80%, vậy nên cần có những quy định cụ thể rõ ràng trong khi làm việc để đảm bảo nhân viên hồn thành tốt cơng việc được giao. Bộ phận Banquet cần có quy chế làm việc chặt chẽ, nghiêm túc và cơng bằng. Nhà quản trị cần có sự nghiêm khắc và cứng rắn hơn trong việc thực hiện các quy chế của các nhân viên trong bộ phận. Quy chế làm việc chặt chẽ sẽ tạo thói quen, nề nếp làm việc cho các nhân viên để hình thành nên văn hóa của bộ phận. Hình thức khen thưởng, chính sách đãi ngộ sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên hơn. Đối với những cá nhân hồn thành tốt nhiệm vụ cần có những khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần và tạo động lực cho các thành viên khác. Còn đối với những cá nhân khơng hồn thành cơng việc, vi phạm quy chế cần có những hình thức xử phạt nghiêm minh, cơng khai để đảm bảo tính cơng bằng và làm gương cho các thành viên còn lại. Như vậy, quy chế làm việc của bộ phận sẽ được các nhân viên thực hiện nghiêm túc và tiến độ công việc mới được đảm bảo.
Cần chú trọng tới thời gian nghỉ ngơi của nhân viên. Do tính chất cơng việc khơng cố định cho nên thời gian làm việc của nhân viên cũng khơng cố định. Ví dụ như hơm nay làm ca sáng nhưng mai lại làm ca tối, ca tối thường sẽ kết thúc lúc 23h hoặc hơn, cho nên thời gian sinh hoạt cũng như ngủ nghỉ của nhân viên bị thay đổi thất thường và điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của nhân viên và tới chất lượng cơng việc. Chính vì vậy, cần bố trí thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên một cách hợp lý nhất. Có thể là rút ngắn thời gian làm việc trong một ca và tăng cường thêm các ca khác, cần linh động về thời gian làm việc giữa các ca sao cho phù hợp.
Thường xun có các buổi Training để đào tạo trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho Trainee và Casual. Để khi khối lượng công việc dày đặc, các nhà quản trị khơng
gặp khó khăn trong cơng tác bố trí và sử dụng nhân lực. Và đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng đạt chuẩn khách sạn năm sao.
3.3 Các kiến nghị nhằm hồn thiện bố trí và sử dụng nhân lực tại bộ phận Banquet của khách sạn Sheraton Hanoi.
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần có chính sách kiểm sốt dịch bệnh, ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội… Vì đây là những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới số lượng cũng như thị trường khách của khách sạn, và nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu lợi nhuận chung của khách sạn. Chính doanh thu, lợi nhuận sẽ quyết định đến tình hình tiền lương của nhân viên và mức sống của họ. Hơn hết nó cịn ảnh hưởng tới tinh thần trách nhiệm của người lao động với công việc. Thơng qua đó, tác động khơng nhỏ tới cơng tác bố trí và sử dụng nhân lực của khách sạn nói chung và của bộ phận Banquet nói riêng.
Chính phủ cần xác định rõ các quan điểm định hướng, đầu tiên là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP. Đây là quan điểm mang tính chất tổng qt, bao trùm; cịn các quan điểm sau là để định hướng phát triển theo hướng trọng tâm, trọng điểm và tiên tiến. Đồng thời môi trường cạnh tranh theo hướng bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan, mơi trường nhằm phát huy du lịch nội địa và quảng bá với quốc tế.
Hiện nay, ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ và còn vững mạnh hơn trong tương lai. Chính vì vậy mà Nhà nước cần quan tâm hơn nữa cho nền giáo dục và đào tạo, để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Tiến hành kiểm tra, rà sốt lại nguồn nhân lực hiện có và làm cơ sở để xác định nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài, từ đó đưa ra các chính sách đưa ngành kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
Thường xuyên rà soát và cập nhật các chương trình đào tạo của các trường; xây dựng trung tâm đào tạo, đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật để chất lượng đào tào ngành khách sạn sánh ngang với các nước trong khu vực. Nhà nước cần tạo điều kiện hơn về các trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho sinh viên để sinh viên có cơ hội cọ sát và trải nghiệm thực tế về ngành dịch vụ nói chung và ngành khách sạn nói riêng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khách sạn cũng cần tạo điều kiện để sinh viên thực tập có điều kiện trau dồi thêm kiến thức về thực tế, các kinh nghiệm về phục vụ và các kỹ năng về giao tiếp ứng xử.
Nhà nước cần tăng cường các hoạt động quản lý về hoạt động kinh doanh khách sạn để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh bền vững. Nhất là trong thời điểm hiện tại, khi mà số lượng khách sạn xuất hiện ngày càng nhiều, môi trường cạnh tranh
sẽ càng khốc liệt hơn. Hoạt động quản lý của Nhà nước thơng qua các chính sách, hệ thống chỉ tiêu cụ thể rõ ràng về quy định việc tổ chức và đăng ký hoạt động kinh doanh. Qua đó, tạo sự quản lý chặt chẽ từ cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của khách sạn.
3.3.2 Kiến nghị với Tổng cục Du lịch
Tổng cục du lịch cần hoàn thiện gệ thống chỉ tiêu đánh giá về xếp hạng khách sạn, về chất lượng dịch vụ trong khách sạn để khách sạn có sự bố trí và sử dụng nhân lực hợp lý đảm bảo mục tiêu đề ra. Tổng cục Du lịch cần ban hành các quy định về trình độ tối thiểu của các loại lao động phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của khách sạn. Từ đó khách sạn có những phương hướng để tuyển dụng cũng như bố trí và sử dụng nhân lực một cách hiệu quả.
Cần xác định Luật Du lịch là yếu tố quan trọng, là kim chỉ nam cho toàn ngành du lịch hướng tới. Tổng cục Du lịch cần kết hợp thực thi việc áp dụng luật Du lịch, xác định rõ những bất cập, chỉ ra được nguyên nhân để đề xuất những vẫn đề cần sửa đổi. Cần nghiên cứu những khái niệm, định nghĩa, quy định trong Luật, nếu khơng cịn phù hợp, khơng mang tính thời sự thì cần sử đổi và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn hoạt động theo đúng pháp luật, đạt hiệu quả kinh tế cao và tránh sự quản lý chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh khách sạn. Tổng cực Du lịch cần có cơng văn quy định cụ thể gửi tới các bộ ngành liên quan, gửi tới các khách sạn để có sự phổ biến sâu rộng và thống nhất. để du lịch ngày càng phát triển thì cần có sự phối hợp giữa các ngành các cấp và địa phương.
Tổng cục du lịch xác định nhiệm vụ trọng tâm về xúc tiến, quảng bá du lịch, hướng đến việc thực hiện các chiến lược, xây dựng và quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng.Tổng cục Du lịch đầu tư, triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch đặc sắc như festival, lễ hội ẩm thực, carnaval… nhằm thu hút khách quốc tế. Có các chương trình quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra tồn thế giới. Có các chính sách tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh khách sạn. Xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng nghề cho các nhóm lao động tự do, đẩy mạnh triển khai tại các địa bàn thu hút lượng lớn khách du lịch và có nhiều lao động tự do. Nhằm nâng cao chất lượng lao động cho ngành du lịch. Tổng cục Du lịch cần quan tâm hơn nữa tới các chương trình khảo sát, nhận định nhu cầu nhân lực trên thị trường để có kế hoạch bổ sung, nâng cao trình độ của người lao động, đáp ứng yêu cầu phục vụ trong ngành và nâng cao vị thế của ngành. Tổng cực Du lịch cần kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát triển mạng lưới các trường đào tạo về nhân lực ngành Du lịch. Đồng thời tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi trong ngành để khích lệ tinh thần
làm việc của nhân viên, tạo động lực cho người lao động và giúp họ nâng cao tay nghề, và đó là mơi trường để người lao động thể hiện trình độ của bản thân thơng qua đó phát hiện ra các nhân tài cho ngành.
3.3.3 Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cần có sự kết hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch để thực hiện các chương trình du lịch nhằm thu hút khách du lịch. Phát huy mọi tiềm năng, các lợi thế sẵn có của Hà Nội đó là nét đẹp văn hóa, truyền thống, ẩm thực Thủ Đơ.
Có biện pháp đầu tư và phát triển đồng đều trong ngành khách sạn trên địa bàn thành phố, nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng đều. Chú trọng đầu tư và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu của ngành.
Đưa ra các biện pháp, chiến lược để làm ổn định thị trường khách đối với ngành khách sạn và giảm bớt tính thời vụ trong kinh doanh khách sạn. Nhằm đảm bảo doanh thu và mức lương cho nhân viên trong ngành. Vào thời điểm thấp điểm có thể thực hiện luân chuyển nhân lực giữa các bộ phận để tạo điều kiện làm việc cho các nhân viên trong ngành.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần thực hiện chặt chẽ các quy định về tuyển dụng đầu vào, về bố trí và sử dụng lao động trong khách sạn để có được nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng tốt.
Ngồi ra Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch cần thực hiện liên kết và hợp tác với các Sở ban ngành khác để phát triển ngành khách sạn du lịch không chỉ trong địa bàn